“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu?” Hoa phượng luôn gắn với tuổi học trò vì khi hoa phượng nở báo hiệu mùa thi đã tới, học trò chuẩn bị kết thúc 1 năm học và phải chia tay bạn bè thấy cô trong những tháng hè hoặc bước vào một ngôi trước mới.
Ở Việt Nam có rất nhiều loài hoa được gọi là hoa phượng nhưng thật ra chúng chỉ giống về hình dáng, chứ không thật sự là hoa phượng. Và cũng có nhiều người coi hoa phượng vĩ là hoa phượng điều đó không đúng vì trong chi hoa phượng còn có hoa kim phượng, hoa phượng tím và nhiều loài khác nữa. Hôm nay www.vietflower.info sẽ chia sẻ với các bạn tên và hình ảnh 3 loài hoa phượng đẹp được trồng phổ biến ở Việt Nam.
1. Hoa Phượng vĩ, Delonix regia, Flamboyant, Royal poinciana, Mohur tree
Hoa phượng vĩ, phượng vỹ, xoan tây, điệp tây (danh pháp hai phần: Delonix regia) (họ Fabaceae), là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Tên gọi trong tiếng Trung của nó là 鳳凰木 (phượng hoàng mộc), 金鳳 (kim hoàng). Tên thông dụng trong tiếng Anh là: Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree
Hoa phượng vĩ có màu đỏ, lá màu xanh lục sáng làm cho ta dễ nhận diện cây này. Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi
Chúng ta chỉ biết đến hoa phượng vĩ màu đỏ nhưng ngày nay do lai tạo mà hoa phượng vĩ còn có nhiều màu khác nữa.
2. Hoa Kim Phượng, Caesalpinia pulcherrima
Trong chi Caesalpinia thì loài cây phổ biến nhất được trồng là Caesalpinia pulcherrima (còn có danh pháp hai phần cũ là Poinciana pulcherrima). Tên gọi trong tiếng Việt của nó là kim phượng, phượng ta, điệp, điệp cúng. Tên gọi theo phiên âm Hán-Việt là: phiên hồ điệp (番蝴蝶), kim phượng hoa (金鳳花), khổng tước hoa (孔雀花), hoàng hồ điệp (黃蝴蝶). Nhìn bề ngoài, nó khá giống với cây phượng vĩ có danh pháp khoa học là Delonix regia cùng phân họ.
Hoa Kim phượng là một loài cây bụi cao tới 3 m, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới thuộc châu Mỹ. Lá của nó là loại lông chim kép, dài 20–40 cm và có từ 3-10 cặp lá chét, mỗi lá chét có từ 6-10 cặp lá chét nhỏ dài 15–25 mm và rộng 10–15 mm. Hoa của chúng mọc ra tại cành hoa dài tới 20 cm, mỗi hoa có 5 cánh màu vàng, da cam hay đỏ. Quả là loại quả đậu dài 6–12 cm.
Cách phân biệt hoa phượng vĩ và Hoa kim phượng
Phượng vĩ đôi khi cũng được gọi là kim phượng khi có hoa màu vàng đậm. Tuy nhiên phượng vĩ là cây đại mộc còn kim phượng thực thụ là cây tiểu mộc, với ba màu hoa cơ bản là màu vàng tươi, đỏ vàng, đỏ hồng hoặc đỏ pha vàng (xem hình) và ra hoa quanh năm, còn phượng vĩ chỉ ra hoa vào mùa hè.
3. Hoa phượng tím, Jacaranda mimosifolia
Hoa Phượng tím (danh pháp hai phần: Jacaranda mimosifolia, đồng nghĩa: Jacaranda acutifolia), thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae) bao gồm các loài hoa chùm ớt, hoa núc nác, hoa đào tiên…
Hoa Phượng tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ, từ lâu đã được du nhập vào Ấn Độ, Nê-Pal…, tức thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây này đã được du nhập vào Đà Lạt từ những năm đầu thập kỷ 1970, và có lẽ cũng thích hợp với những vùng mát như Tam Đảo, Lai Châu và đặc biệt ở Dalat, Việt Nam…
Tìm hiểu thêm về Hoa phượng
- Chùm thơ về hoa phượng
- HOA PHƯỢNG VĨ – Hoa Phượng Tim (Thiên Tài) – Hoa phượng vàng
- Hoa phượng – Trang lưu bút tháng năm học trò
- Bộ sưu tập hình ảnh hoa phượng tím
- Hoa phượng nở..hè về
- Ngắm hoa Phượng trắng trên phố núi
- Trồng hoa Phượng tím
- Sự tích hoa phượng
- Phượng tím – Jacaranda
- Phượng Vĩ – Phượng Hoành Mộc