Hoa Atiso là loài với bông hoa to thuộc họ cúc được trồng nhiều ở Việt nam, được biết đến với việc chế biến thành thuốc hơn là dùng để chế biến các món ăn
Hoa Atisô (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây là gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm.
Những cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt của từ tiếng Pháp artichaut.
Đặc điểm hoa Atiso:
Atisô là cây thảo lớn, cao 1 – 1,2m, có thể đến 2m. Thân ngắn, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn. Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng
Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc. Hoạt chất chính của atisô là cynarine (Acide 1- 4 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tamin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri… Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá atisô tươi. Trên thế giới, biệt dược Chophytol của hãng Rosa (Pháp) là thông dụng hơn cả.
Hoa và cụm lá bắc atisô dùng làm rau ăn. Nấu canh hoặc hầm với xương lợn hay nấu với gan lợn, ăn rất bổ. Với bệnh nhân đái tháo đường có tác dụng hạ lượng đường trong máu (do có chất Inulin), ngoài ra còn có tác dụng nhuận gan, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc. Lá atisô (và các chế phẩm chiết suất toàn phần như cao lỏng, cao đặc, cao khô atisô) có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật, thông mật, hạ cholesterol máu. Bảo vệ gan chống độc (do sự có mặt của 6 chất trong nhóm polyphenol và 10 chất nhóm acid alcol cùng các flavonoid).
Trên thị trường thuốc Việt Nam đang lưu hành các chế phẩm atisô như các loại trà túi lọc, các loại thuốc viên bao, các dung dịch uống đóng ống hoặc đóng chai. Chủ yếu được sản xuất trong nước, chứa một thành phần hoặc nhiều thành phần dược chất. (chỉ có sản phẩm viên bao Chophytol là sản xuất tại Pháp).
Kỹ thuật ươm trồng hoa Atiso:
Có hai cách trồng thông thường là :
Một vài loại atisô đẻ cây non, người ta chỉ cần tách những cây non ra và trồng xuống với độ sâu khoảng 15 cm, sao cho đất phủ gần hết ngọn.
Cách thứ hai là gieo hạt vào mùa xuân, nên dùng đất nhiều chất mùn tốt để tránh hạt giống bị hư thối. Sau khi mọc được hai lá thì trồng cây non vào bịch và cứ hai tuần tưới phân lỏng một lần. Cây atisô không chịu lạnh và chỉ hợp với khí hậu dịu như cây salat. Nhiệt độ trên 30 °C sẽ làm chúng khựng lại không phát triển nữa.
Nên chú ý đến khoảng cách trồng cây atisô. Một cây atisô lớn có đường kính gần 4 thước. Không nên trồng atisô quá khít. Khoảng cách tối thiểu phải là 1,2 thước. Trồng quá dầy làm gió không thổi luồng được và sẽ dễ sanh bệnh nấm sương.
Vì là loại cây nhiều mùa cho nên đất trồng phải được bón đầy đủ phân và ít cày bới. Nồng độ pH ở vào khoảng 6-8 là tốt nhất
Atisô sẽ trổ nụ sau khi trồng khoảng từ 90 -100 ngày. Trong năm đầu mỗi nhánh chỉ cho khoảng 2 bông. Những năm kế tiếp mỗi nhánh có thể trổ đến 12 nụ và cứ như vậy liên tiếp từ 4 đến 7 năm
ầm mới.
Thu hoạch hoa atiso :
Khi bắt đầu trổ nụ, nên để ý để có thể thu hoạch đúng thời điểm. Ðộ lớn vừa đủ trước khi lá bông bắt đầu mở. Trễ quá nụ sẽ bị cứng và trở nên như gỗ. Cắt nụ với cuống có độ dài từ 3 – đến 5 cm. Cuống của atisô có vị như nụ, vì vậy không nên vứt bỏ. Sau khi thu hoạch, nên cắt cuống đến tận chân và bón phân để thúc cây trổ m
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất
- hinh anh hoa atiso
- anh dep cay atiso
- cac loai hoa atiso
- các loại atiso
- ý nghĩa hoa Atiso