Tìm hiểu về Hoa Đồng Tiền – Gerbera

Cũng vì chẳng nỡ rời xa

Nên đành hóa kiếp thành hoa đồng tiền

Đồng tiền đâu thể mua tiên

Đâu mua được chút nợ duyên tình này

Đây là những câu thơ gắn liền với sự tích hoa đồng tiền, một loài hoa không rực rỡ kiêu sa nhưng hồn nhiên cá tính. Hãy cùng tìm hiểu loài hoa đặc biệt này với sự tích ấn tượng…..

I. Tên gọi của Hoa đồng tiền

Đồng tiền hay cúc đồng tiền (Gerbera), có tên khoa học là Gerbera jamesonii, là một chi của một số loài cây cảnh trong họ Cúc (Asteraceae).

Tên tiếng anh của hoa đồng tiền là Gerbera

Hoa đồng tiền

II. Nguồn gốc, đặc điểm phân bố của Hoa đồng tiền

Nguồn gốc:

Đây là một trong 10 loại hoa thương mại quan trọng nhất được trồng trên thế giới, có nguồn gốc từ Châu Á, Nam Phi và Tasmania

Đặc điểm:

Cây hoa Đồng tiền thuộc loại thân thảo. Thân ngầm, không phân cành chỉ đẻ nhánh, lá và hoa phát triển từ thân, lá mọc chếch so với mặt đất một góc 15-45 độ, hình dáng lá thay đổi theo sinh trưởng của cây (từ hình trứng thuôn đến thuôn dài); lá dài 15-25cm, rộng 5-8cm, có hình lông chim, xẻ thuỳ nông hoặc sâu (tuỳ thuộc vào từng loại giống), mặt lưng lá có lớp lông nhung.

Hoa có cuống dài, là loại hoa tự đơn hình đầu và bông hoa được tạo bởi hai loại cánh hoa hình lưỡi và hình ống. Cánh hình lưỡi lớn hơn, xếp thành một vòng hoặc vài vòng phía ngoài; cánh hình ống nhỏ hơn, do sự thay đổi hình thái và màu sắc nên được gọi là mắt hoa hoặc tâm hoa. Trong quá trình hoa nở, cánh hoa hình lưỡi nở trước, cánh hoa hình ống nở sau theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một.

Hoa đồng tiền

Phân bố:

Đồng tiền thích hợp với khí hậu ôn đới hoặc cận nhiệt đới.

Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng hơn 30 giống hoa đồng tiền đang được trồng ngoài sản xuất, các giống này có nguồn gốc từ Hà Lan, Trung Quốc, màu sắc phong phú, đa dạng.

Hoa được trồng chủ yếu ở Đà Lạt và các nơi có khí hậu mát mẻ.

Hoa đồng tiền đa dạng màu sắc

III. Sự tích Hoa đồng tiền

Ngày xửa ngày xưa, khi nền kinh tế của nhân loại đang ở trong cảnh màn trời chiếu đất tất cả đều theo kiểu Cộng sản nguyên thuỷ, cuộc sống trôi đi thật đẹp và ý nghĩa. Không có cái gì là riêng cả: từ các loại súc vật, xương xẩu, đá sắc cạnh hay đá đỏ đều có giá trị như nhau.

Trong các gia đình khi ông chồng đi săn hươu nai, ma mút … họ vẫn có thể yên tâm vì đã có ông hàng xóm nào đó đến chăm sóc cho vợ, con của mình. Cuộc sống cứ như thế trôi đi, không có mâu thuẫn, xung đột toàn nhân loại chỉ có sự thương yêu… thi thoảng chỉ xảy ra vài vụ các chú quá đói rút xương của chiến hữu ra gặm nhưng tất cả cũng chỉ là bình thường.

Một ngày nọ đẹp trời có một “quái thú” xuất hiện với làn da trắng nó sở hữu một thân hình dễ sợ với số đo chuẩn là 4.5 – 3 – 4.5 (gang tay) cả cộng đồng có một nửa là háo hức náo nức chen lẫn một nửa phẫn nộ trước sự có măt của con ” quái thú” trong cái cộng đồng tốt đẹp này. Nhưng do chưa có chuyện gì xẩy ra nên cuối cùng mọi việc vẫn là bình thường.

Hoa đồng tiền

Mấy mụ đàn bà của cộng đồng nguyên thuỷ luôn luôn nuôi ý định làm thịt cái con quái thú ấy, phải gặm bằng được xương ống, xương bánh chè và đặc biệt là cái xương chân “dài tới nách”, nhưng âm mưu của các mụ luôn bị bọn đàn ông lật tẩy và can thiệp. Họ bảo thịt con kia không ngon bằng thịt hoẵng, chân nó không dài và nhiều thịt như vòi mamút, xương nó cũng không mềm bằng xương nai và phải coi nó là bạn – ngậm đắng nuốt cay .

Con “quái thú” vẫn sống cùng bầy người và sinh hoạt cùng họ nhưng nó có một sở thích kỳ quặc là ăn máu tươi có rắc lạc bỏ rau(tổ tiên của món Tiết canh) và uống một thứ nước kỳ dị do một loại hoa quả lạ để lâu ngày ( rượu đấy ) điều này làm cho các chú nguyên thuỷ suốt ngày đi săn vịt trời, hái nho, dừa, chuối về để phỉnh con “quái thú” đó . Nhưng thật buồn khi chưa phỉnh được nó thì đã ngoắc cần câu bởi cái loại nước chết tiệt có hương vị lạ đó, thi thoảng có vài chú trụ được nhưng cuối cùng cũng chả làm ăn được gì.

Sự tồn tại của con “quái thú” làm cho xã hội ngày đó không ai chịu đi săn nữa mà chỉ lo ở nhà thi nhau uống cái loại nước chết tiệt. Với mục đích là … con ” quái thú” cho nó chừa, xã hội loạn lạc ko ai chịu làm ăn và có những cái không thể chung được nữa. Các cuộc chiến nổ ra liên miên giữa các cá nhân nhưng chả ai thắng ai.

Trước tình trạng đó, các bà vợ bèn lợi dụng cơ hội để thực hiện cái âm mưu được che dấu bấy lâu nay là “thịt” con “quái thú” .

Hoa đồng tiền

Cả làng tự dưng được một bữa tiệc lình đình với những món ăn được coi là đặc sản và xương của nó được chôn thật kín để không lộ ra những ” dài tới nách”. Thật lạ là sau khi ăn xong bữa tiệc chung đó cánh đàn ông tự dưng uống không thấy say và tất cả đều chạy về phía hang ”quái thú”, nhưng hỡi ôi không thấy nàng đâu, cả cánh rừng như đảo điên, cả cộng đồng như đảo điên. Sự căm giận vì uất ức, strees đã làm cho họ không thương yêu nhau nữa. Vợ hàng xóm không là người thân của mình, và họ sẵn sàng rút xương một thằng nào dám mò vào nhầm nhà trong đêm… ôi đau thương.

Hoa đồng tiền mọc trênmộ con quái thú

Mấy ai biết rằng khi trên mộ con “quái thú” nở ra những bông hoa như hình trên thì xã hội bắt đầu bước vào giai đoạn “chiếm hữu” tất cả đều không thể là của chung. Con người hay nghĩ đến các loại vật liệu để đem đổi lấy thức ăn thú vật, họ cần các thứ vật liệu ấy và gọi nó là tiên nhưng dần dần họ thấy nó còn hơn tiên nên đành phải thêm dấu huyền thành tiền. Tiền ngày xưa có hình tròn và có lỗ cho nên khi nhìn thấy loài hoa trên người ta đã gọi loài hoa ấy là hoa đồng tiền.

Hoa đồng tiền

 

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất
  • sự tích hoa đồng tiền

Có yêu cầu hay góp ý thì bình luận bên dưới nha!