Qúa trình trồng và chăm sóc hoa ngũ sắc

Loại hoa ngũ sắc này hẳn không xa lạ gì với cuộc sống và gắn bó với nhiều trẻ em ở vùng quê. Vì hoa mọc dại ở ngay cạnh hàng rào, ngoài bờ ruộng hoặc trên các triền đồi… Rất nhiều người cũng đã đem giống hoa trồng quanh nhà. Nay ở thành phố cũng nhiều người trồng để trang trí quanh sân vườn.

hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc

Thứ nhất, vì nó đẹp, nhiều màu, ngũ sắc gồm: vàng, cam, tím, đỏ, trắng nhưng không phải một chùm hoa chỉ có một màu, cái hay của những bông hoa  ngũ sắc là mỗi vòng hoa nhỏ lớn dần lên, từ ngoài vào trong, lại biến đổi màu theo thời gian. Đầu tiên khi mới nở có màu tim tím, trăng trắng, ít ngày sau hoa lớn dần thì vòng hoa nhỏ phía ngoài chuyển dần sang màu vàng nhạt, rồi màu vàng nghệ, màu đỏ, rồi màu đỏ thẫm. Cây ngũ sắc hay còn gọi là hoa trâm ổi vì có mùi hương như ổi chín, thuộc dạng cây bụi, thâncành hình vuông có lông nhám và gai ngắn quắp về phía dưới, lá có khía răng, mặt trên xù xì, mặt dưới có lông tơ trắng. Ngoài ra có thể mỗi hoa có tới hai màu, hoa mọc thành chùm.

hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc còn có những tên khác như thơm ổi, bông ổi, ổi nho, trâm anh, tứ thời, mã anh đơn.

Thứ hai, hoa ngũ sắc có chứa nhóm hợp chất tự nhiên coumarin, tác dụng xua đuổi muỗi hiệu quả.

Thứ ba, nó hoa ngũ sắc được coi là vị thuốc hiệu quả trong điều trị bệnh viêm xoang, chống viêm, chống phù nề, dị ứng cấp và mãn tính và cả cầm máu.

Chỉ là một loài hoa nhỏ bé, nhưng nó lại mang lại quá nhiều điều hữu ích cho chúng ta từ tinh thần cho đến sức khỏe phải không nào, vậy còn chần chờ gì mà không tậu cho mình một khóm hoa ngũ sắc cho gia đình với những phương pháp sau đây:

  • Cây ngũ sắc dễ trồng, chúng là loài mọc hoang , không kén đất, chịu được khô hạn. Cây Ngũ sắc ra hoa quanh năm, nhiều hoa vào mùa nắng, nắng càng gắt, màu hoa càng rực rỡ.
  • Giâm cành: Thường được sử dụng ở vùng có khí hậu cận nhiệt đới. Vào tháng 5, cắt lấy cành 1 năm tuổi, dài 10-15cm làm cành giâm, mỗi cành có 3-4 chồi, cắm vào trong đất cát, giữ ẩm thường xuyên cho luốn giâm, khoảng 40-50 ngày sau thì cành giâm mọc rễ, đồng thời ra nhánh mới.
hoa ngũ sác

Hoa Ngũ Sắc được coi là vị thuốc hiệu quả trong điều trị bệnh viêm xoang.

  • Gieo trồng cây hoa ngũ sắc: mùa xuân mua cây giống về trồng, thời gian thích hợp là tháng 5. Tỉ lệ đất trồng là 6 phần đất Akadama hạt nhỏ và 4 phần đất sét, kết hợp với bón phân. Đặt cây nơi có đủ ánh nắng và điều kiện thoáng gió tốt.
  • Gieo hạt trên nền đất làm kỹ tưới ẩm, sau 3 – 4 ngày là nảy mầm, 10 – 15 ngày nhổ cây con đem trồng với mật độ 30x30cm. Cần bón phân lót cây mới cao to, trồng muộn Cosmos sẽ cho hoa bé và xấu.
  • Khi cây đang nở hoa: nếu không tưới nước sẽ khiến cây bị khô và lá có thể bị tổn thương, vì thế nên tưới nhiều nước trước khi bề mặt đất trong chậu khô lại.
  • Nếu cây ngũ sắc hấp thụ nước kém, và rễ mọc dài xuống đáy chậu, thì đó là dấu hiệu cho thấy nên chuyển cây sang trồng ở chậu lớn hơn. Nên đổi chậu trồng sớm để tránh thân phát triển kém. Sau khi thời tiết trở nên lạnh hơn phải chuyển cây vào phòng, đặt cánh cửa sổ và giảm tưới nước.
ong-va-ngu-sac

Hoa ngũ sắc có mùi thơm dễ chịu nen thu hút nhiều ong bướm

  • Đổi chậu trồng: tốc độ phát triển của rễ rất nhanh và dễ bị rối, vì thế vào tháng 9 nên cắt tỉa rễ và nhánh, sau đó chuyển cây sang chậu lớn hơn. Đất trồng như trên, kết hợp với bón phân. Mùa đông tốt nhất nên chuyển cây vào nhà.
  • Cần bón phân lót cây mới cao to,bón muộn hoa ngũ sắc sẽ cho hoa bé và xấu. Hoa cắt cắm lọ hoặc được trồng thành luống ở công viên. Cần vun cao một chút để cây không đổ, không phải làm dàn đỡ hay cắm cọc. Hoa có cánh mỏng nên dễ héo, hoa đã héo khó tươi trở lại. Vì vậy, sau khi cắt hoa nên cắm ngay vào nước.
hoa-ngu-sac

Tránh nhầm với cây cứt lợn thuộc họ cúc mà ở nhiều nơi nhân dân cũng gọi là hoa ngũ sắc.

  • Hạt hoa ngũ sắc được lấy khi quả đã đen và các hạt tách ra, đem phơi 3 – 4 nắng nhẹ để khô nguội rồi gói giấy báo gác lên gác bếp. Nhân của hạt nhiều dầu, dễ mất sức nẩy mầm, nếu gia công bảo quản không tốt. Thời gian sinh trưởng 60 – 65 ngày. Mùa hè có giống cho hoa màu vàng sai hoa và cho hoa lâu.

Tuổi thơ của tôi cũng có nhiều kỷ niệm với loại hoa ngũ sắc này. Ở quê tôi, nhiều người gọi loại cây này là cây ổi trầu. Vì sao có từ “ổi” thì các bạn cũng biết rồi, còn từ “trầu” bởi vì khi ăn trái này thì trong vòm miệng sẽ có một lớp nham nhám màu nâu bám vào, giống như các bà, các mẹ ăn trầu vậy. Ai có ông bà thì thử đem cho họ một miếng trầu ổi xem, không phải “troll” đâu, nhưng chắc hẳn là rất thú vị phải không nào?

 

 

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất
  • cach gep ngon cay hoa ngu sac
  • giâm cành hoa ngũ sắc
  • nho nuoc hoa ngu sac vao mui
  • cách trồng hoa ngũ sắc
  • cách trồng và chăm sóc cúc lá nhám cánh cuốn
  • cây có quả màu đỏ khi nở tách ra hạt màu den nhánh mọc hoang ở đồi
  • dam canh ngu sac
  • phôi bông ngũ sắc
  • cay ram but ngu sac
  • cây ngũ sắc trâm ổi chơi có bền không

Có yêu cầu hay góp ý thì bình luận bên dưới nha!