Bí quyết để có một chậu xương rồng đẹp và có hoa

Nhắc đến xương rồng, người ta liên tưởng ngay đến một loài thực vật sống nơi sa mạc xa xôi, cằn cỗi, hẻo lánh thậm chí là đội sỏi đá, cát bụi để cho ra những bông hoa vô cùng xinh đẹp.

Cây xương rồng đại diện cho một con người cứng rắn mạnh mẽ mà giàu tình cảm nhưng chẳng bao giờ thể hiện ra ngoài, về tình yêu, nó đại diện cho một thứ tình yêu nồng nàn, bốc lửa, mãnh liệt, thủy chung nhưng lại thầm kín, lặng lẽ chưa dám thổ lộ.

xuong-rong

Hoa xương rồng trồng trong chậu hình trái tim

Đặc điểm chung của xương rồng là khả năng trữ nước trong lá hoặc thân cây cho phép chúng tồn tại trong môi trường sống khô cằn. Đa số các loài xương rồng lớn lên trong hoàn cảnh sa mạc và thảo nguyên với độ ẩm thấp, không khí khô, ánh nắng tươi sáng, thoát nước tốt và nhiệt độ cao. Vì vậy, nghiên cứu môi trường sống tự nhiên để tạo điều kiện phát triển lý tưởng cho chúng càng nhiều càng tốt.

Đất trồng cây xương rồng phải là loại đất xốp (đất cát pha thịt), nền đất cần thoát nước dễ dàng. Trường hợp trồng cây trong chậu, dưới đáy phải có lớp sạn sỏi và có lỗ thoát nước đủ rộng để nước trong chậu không bị ứ đọng. Bị úng nước lâu, cây dễ bị thối rữa từ rễ dần lên thân cây.

Cây xương rồng là loài cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Nói chung, cây Xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày). Các bạn có thể đặt chậu cây xương rồng ở những nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Vị trí thuận tiện để đặt chậu cảnh xương rồng là ban công, sân thượng.

Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C – 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C – 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.

hoa-xuong-rong

Chậu hoa xương rồng với nhiều kiểu khác nhau

Mặc dầu, cây xương rồng có nguồn gốc từ những vùng khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng khoẻ đẹp và phát triển tốt, cây cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất.Trong mùa phát triển, xương rồng cần chất đạm (N), chất potassium (P) và phospho (P) cho sự phát triển của rễ, hoa và thân. Liều lượng phân pha để tưới thường từ 1g-1, 5g cho 1 lít nước, 10-15 ngày tưới 1 lần hoặc có thể chọn các loại phân hữu cơ được trộn sẵn trong đất trồng để cung cấp dần chất dinh dưỡng cho cây.

Vào mùa đông các bạn chỉ cần tưới 1 lần 1 tuần, mùa hè có thể tưới 2 lần một tuần. Không nên làm xước thân cây vì những vết xước này sẽ làm cây chảy nhựa gây sẹo dẫn đến giảm sức đề kháng của cây.

Cách để xương rồng ra hoa:

Những cây xương rồng không ra hoa thì tới 90% nguyên nhân là không đủ ánh sáng. Nếu xương rồng ở nhà của bạn đang ở chỗ mát, nhất định phải đưa ra ngoài nơi có ánh sáng mặt trời ít nhất 4 giờ trong 1 ngày.

hoa-xuong-rong-dep

Hoa xương rồng với màu vàng đẹp mắt

Các loại cây mọng nước này nếu bón nhiều đạm hay tưới nước nhiều cây chỉ ra lá, vươn cao mà không ra  hoa. Chỉ khi ta chỉ cây bị hạn kéo dài, không bón phân đạm thì cây mới ra hoa, hoa bền màu và lâu tàn hơn.

Thêm nữa, xương rồng chỉ có thể ra hoa khi đạt đến thời kỳ sinh sản, có loại cây chỉ mấy tháng nhưng có loại lên tới vài năm, mấy chục năm. Nếu trước đó mà thúc lân quá nhiều thì cây cũng không thể ra hoa như ý được.

Chú ý:

Khi trưng bày ở nhà chỉ nên để khoảng 2-3 ngày rồi lại mang ra ngoài trời. Lúc cây ra hoa không nên mang vào phòng có máy lạnh vì hoa sẽ mau tàn.

Cây Xương rồng nói chung là những cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc hơn các loại cây kiểng khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ thích nghi, chịu khô hạn, không đòi hỏi nhiều dưỡng chất trong đất và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, để duy trì cho cây sống khoẻ, phát triển mạnh và có thể cho hoa đẹp thì cần phải chú ý việc chăm sóc cây.

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất
  • các loai chậu lớn trồng xương rồng
  • hình nền hoa xương rồng
  • những cánh đồng hoa xương rồng đẹp nhất thế giới

Có yêu cầu hay góp ý thì bình luận bên dưới nha!