Một lần viếng thăm chùa, ngắm nhìn những cánh hoa phù dung trắng trẻo đang dần chuyển màu sang màu hồng như người con gái đang e thẹn, tôi không khỏi ngạc nhiên, vì lúc đó kiến thức về hoa tôi cũng chưa được nhiều, thấy thế nhà sư mỉm cười nói: “ Cuộc sống vốn dĩ vô thường, hoa phù dung sáng sớm trắng băng trong làn hơi sương, buổi trưa như say nắng phớt hồng đôi má, buổi chiều hoa đượm hồng tỏa hết tinh anh và lặng lẽ rũ cánh khi hoàng hôn vừa tắt hệt như một kiếp người chóng tàn phai.”
Vì sao hoa phù dung lại đổi màu như vậy? Bởi vì màu hoa là do carotein và xanthophyll quyết định, chất xanthophyll lại thay đổi theo sự biến đổi của độ chua kiềm. Khi hoa vừa nở có chất xanthophyll không màu nên hoa màu trắng, khi có mặt trời chiếu sáng chất xanthophyll không màu dần dần biến thành chất xanthophyll có màu, độ chua cũng tăng lên làm màu hoa thẫm hơn.
Phù dung là một cây nhỡ, có cành mang lông ngắn hình sao. Lá 5 cánh, phía cuống lá hình tim, đường kính lá có thể đạt tới 15cm, mép lá có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông hơn. Khi hoa Phù Dung nở kích thước bông to bằng cái bát (10 – 15 cm),hoa có dạng cánh xốp như hoa giấy.
Là loại hoa quý, với đặc trưng đổi màu theo ngày thực sự là đặc điểm hiếm loài hoa nào có được. Vì thế phù dung được không ít người trồng loại hoa này để trang trí cho sân vườn nhà mình.
Cách trồng hoa phù dung:
Phù dung là một loài cây ưa sáng, cần phân, chịu ẩm, chịu bóng, không chịu rét, trồng nơi đất pha cát, thoát nước. Nói chung trồng vào mùa mưa có thể thỏa mãn nhu cấu sinh trưởng.
Cây phù dung trồng chậu sau khi ra hoa phải tỉa cành. Đất chậu giữ hơi ẩm. Cây phù dung trồng ngoài vườn, trước mùa đông nên cắt hết cành. Mùa xuân năm sau đắp thêm đất, cắt cành già sẽ mọc cành mới.
Chăm sóc hoa phù dung cần sự tỉ mỉ và kiên trì để có những bông hoa phù dung như ý:
- Bón phân: Mỗi năm bón phân 1 lần, phân hữu cơ hay hóa học đều được. Khi bón cần đào rãnh xung quanh gốc, sau đó rắc phân lên và tưới nước, cuối cùng lại lấy đất đậy kín rãnh vào. Trong điều kiện bình thường, chỉ cần nước mưa là đủ cung cấp nước cho cây, trường hợp trời khô hạn thì chú ý kịp thời tưới nước cho cây.
- Tưới nước: Vào mùa hoa cần tưới đủ nước, nếu không cây sẽ bị tàn sớm. Đối với ở vùng khí hậu tương đối lạnh, vào mùa đông cần cắt bỏ toàn bộ cành, sau đó đặt đất lên đế chống chết rét. Đến tháng 4 năm sau thì bỏ đất đắp ra, cây sẽ tiếp tục ra cành mới, cho nhiều hoa.
- Tỉa cành: Đối với Phù dung trồng trong chậu, vào cuối tháng 10 cần chuyển cây vào trong nhà, nếu như muốn trồng tiếp thì có thể giữ lại toàn bộ cành lá, nếu muốn để sang năm trồng thì cắt bỏ toàn bộ cành, để lúc trồng lại cây sẽ mọc cành mới.
Nhiệt độ trong nhà kính đảm bảo 3 – 10°C, là cây có thể qua đông an toàn. Vào mùa đông, hàm lượng nước trong chậu khoảng 40% là được. Sau Thanh minh (ngày 4 tháng 4) lại chuyển ra ngoài nơi có ánh nắng. Do diện tích dinh dưỡng của đất trong chậu nhỏ, vì vậy trong thời kỳ sinh trưởng và ra hoa cần phải tiến hành bón phân tưới nước giống như những loại cây hoa cảnh khác.
Phương pháp nhân giống:
Có thể sử dụng phương pháp tách gốc, phương pháp giâm và phương pháp chôn cành.
- Tách gốc: Vào cuối tháng 2, tiến hành nhổ gốc cây lên, dùng dao sắc tách phần gốc ra, mỗi gốc có khoảng 4 – 5 mầm, trồng trong đất ẩm, trồng xong tưới nước. Khoảng 1 tuần sau thì cây có thể sinh trưởng, những cây sinh trưởng tốt có thể ra hoa ngay trong năm.
- Giâm cành: Vào mùa đông khi cây Phù dung rụng hết lá, tiến hành chặt toàn bộ cành phía trên, đoạn cách mặt đất 10 – 15cm, sau đó đem cắt thành đoạn giâm dài 10 – 15cm, cứ 50 cành bó thành 1 bó, sau đó chôn xuống đất nơi có ánh nắng và thoáng gió. Độ sâu của rãnh khoảng 40cm, rộng 50cm. Để bó cành giâm đặt vuông góc xuống rãnh trồng, sau đó dùng cát ẩm sạch phủ lên trên dày 10cm, cần chú ý giữ cho cát luôn ẩm. Đến mùa xuân năm sau, phần gốc sẽ lành, khi ấy có thể bỏ bó ra đem từng cành cắm lên luống giâm, cây sẽ dễ mọc.
- Chôn cành: Tháng 6 – 7, lấy những cành Phù dung dài bên ngoài vít chôn xuống dưới đất. Do cành rất dễ mọc rễ lên không cần cắt tách cành. 1 tháng sau là cành mọc rễ, 2 tháng sau có thể cắt ra khỏi cây mẹ. Nhổ cả cây lẫn rễ, đem chôn vào trong nhà kính hoặc trong hầm để qua đông. Đến mùa xuân năm sau thì đem cây ra trồng trên mặt đất.
Có thế bạn đã biết…
Ngoài việc được trồng để trang trí, phù dung còn có những công dụng chữa bệnh rất hiệu quả, thậm chí là loại thuốc quý trong Đông Y.
- +Lá Phù Dung: thường hái vào mùa hè, thu: cắt lấy phiến lá, phơi khô trong bóng râm (âm can) để thanh nhiệt, giải độc, mát gan, trị đau mắt đỏ, viêm âm đạo, viêm khớp
- + Hoa Phù Dung: thường hái vào khi hoa nở, đem phơi trong bóng râm hoặc sấy khô dùng dần có tác dụng chữa mụn nhọt, tiêu sưng, trị bỏng, ho ra máu, giời leo, kinh nguyệt kéo dài không hết.
Để giữ bí mật về bài thuốc chữa mụn nhọt, tiêu sưng, giải độc mà thầy thuốc đặt tên cây hoa Phù Dung là Thanh Lương cao, Thanh Lộ tán……
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất
- hoa phù dung tím
- https://vietflower info/2016/phuong-phap-trong-hoa-phu-dung-it-nguoi-biet
- hoa phu dung
- cách trồng hoa phù dung
- trồng hoa phù dung có kị không
- giâm cây hoa phù dung
- cách trồng và chăm sóc hoa phù dung
- hoa phù dung nở vào mùa nào
- hoa phu dung trong bang gi
- hoa phù dung đổi màu