Đêm đêm ngửi mùi hương, mùi hoa sứ nhà nàng
Hương nồng hoa tình ái, đậm đà đây đó gọi tên
Nhà nàng cách gần bên, giàn hoa sứ quanh tường
Nhìn sang trộm nhớ thương thầm, mơ ngày mai lứa đôi
Hoa sứ đã đi vào thơ ca Việt Nam với hương thơm nồng nàn gợi bao thương nhớ. Hoa sứ một loài hoa phổ biến ở Việt Nam, loài hoa xinh đẹp và ngào ngạt hương thơm. Nó được xem là tượng trưng cho tất cả những gì tích cực nhất
I. Tên gọi của Hoa Sứ
Hoa sứ còn gọi là hoa Đại
Tên danh pháp khoa học: Plumeria
Tên tiếng anh là Frangipani
II. Nguồn gốc, đặc điểm, phân bố của Hoa Sứ
Nguồn gốc, phân bố của Hoa Sứ
Cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Caribe các nước sa mạc Phi Châu. Ngoài ra cũng được trồng nhiều ở Thái Lan, Indonesia, Đài Loan,… Được trồng làm cảnh phổ biến tại Việt Nam. Có nhiều giống hoa sứ được lai tạo bởi các nghệ nhân Việt Nam
Đặc điểm đặc trưng Hoa Sứ
- Là cây bụi, được trồng làm cây hoa cảnh, bonsai.
- Thân mọng nước, cây mập thân ngắn, cành dài, vỏ màu xám xanh.
- Lá tập trung đầu cành, thuôn nhọn.
- Hoa sứ có dạng hình phễu nhỏ, xòe 5 cánh, thường mọc thành chùm ở đỉnh. Hiện nay có nhiều loại sứ lai tạo cho 10, 15 cánh, hay cho hoa kép. Hoa sứ có cánh dày, mập, khi còn nụ thì xếp vặn, nở bung thì khoe sắc trắng, hồng, vàng của cánh hoa và tâm màu vàng cùng nhị dính trên ống tràng.
- Hoa sứ nở quanh năm, nở rộ vào mùa khô.
- Hoa Sứ chủ yếu tỏa hương về đêm nhằm lôi kéo các loài bướm nhân sư (họ Sphingidae) thụ phấn cho chúng. Hoa Sứ không có mật hoa, và đơn giản là bịp bợm những kẻ thụ phấn. Các loài bướm đêm này tình cờ thụ phấn cho cây do chúng chuyển phấn hoa từ hoa này sang hoa khác trong nỗ lực tìm kiếm mật hoa vô vọng của chúng.
III. Phương pháp trồng Hoa Sứ trong chậu
Để có một chậu Hoa Sứ đẹp trang trí trong nhà cần chú ý phương pháp sau:
Trước tiên bạn phải lưu ý chọn một cái chậu thật phù hợp, đảm bảo thoát nước một cách dễ dàng, tính thêm cả không gian cho bộ rễ phát triển khi trồng trong chậu. Bạn có thể chọn một cái chậu bằng sứ hoặc đất…vừa tiết kiệm không gian vừa làm vật trang trí khá đẹp
Lựa chọn loại đất tơi xốp để giúp cây phát triển tốt. Đất có khả năng thoát nước tốt tránh trường hợp cây bị ngập úng. Do đó, bạn có thể chọn loại đất pha cát, phân rác, phân chuồng hay tro trấu để làm đất trồng
Theo công thức: 1 đất + 6 tro trấu + 1 phân chuồng + 1 đất cát
Hoặc có thể 4 cát + 1 phân chuồng
Phương pháp gieo trồng: Có 2 cách phổ biến là gieo hạt và giâm cành. Phương pháp giâm cành được nhiều người dùng nhưng phương pháp gieo hạt tuy tốn công chăm sóc để hạt nảy mầm thì về sau sẽ cho bộ rễ đẹp, dễ tạo dáng.
Ánh sáng: Tiêu chuẩn ánh sáng từ 70-100% trong ngày thì chỉ cần từ 8-12 tiếng. Nếu cây không đủ ánh sáng sẽ dẫn đến ẻo lả, lá to nhưng mỏng, xanh đậm, ít hoa. Vì vậy nên để chậu ở những nơi có ánh sáng tốt để cây cứng cáp ra hoa đẹp.
Tưới nước: Chỉ tưới lượng vừa đủ để cây có khả năng phát triển tốt hơn và cho hoa đẹp, không cần tưới nhiều vì hoa sứ có khả năng chịu hạn
Bón phân: Nên sử dụng phân bón NPK, P, N với phân lân, kali giúp cây có khả năng phát triển tốt hơn tránh bón nhiều đạm. Thời gian bón phân phải cách nhau khoảng 15-30 ngày, không nên bón phân, xịt thuốc khi cây đang ra hoa.
Để có một chậu hoa sứ đẹp cần chú ý đến các loại sâu xanh, ấu trùng bướm xịt thuốc ngay khi phát hiện đợt non.. Cần có biện pháp phòng ngừa hợp lý để cây phát triển tốt, hoa đẹp