Tôi yêu Hoa Súng, vốn dĩ hoa không kiêu sa, hiếm lạ, không nũng nịu người trồng. Hoa có mặt trên mọi nẻo đồng quê, rất đỗi gần gũi thân thuộc. Chẳng cần nhiều màu sắc, với một mầu trắng tinh khôi hay một màu tím phớt hồng song chưa bao giờ kém phần rực rỡ, Hoa luôn như một lời nhắn nhủ thuỷ chung son sắt.
Hoa Súng còn được gọi là Huệ nước “Nữ vương của sông hồ, Hoa Hồng của nước”. Hoa nở vào buổi sáng khi ánh dương ló dạng và khép cánh lại vào lúc chạng vạng. Có một vài giống lại khoe sắc vào đêm.
Hoa súng là một trong những loài thực vật thủy sinh thuộc họ Nymphaeaceae, có tên tiếng anh là Nunephar, danh pháp khoa học: Nymphaeaceae, xuất xứ từ chữ “numpho” để chỉ những nữ thần trong thần thoại Hy Lạp, đây là những nữ thần trẻ trung, xinh đẹp sống ở sông suối, ao hồ.
Tuy nhiên tên gọi này không nhất quán, đôi khi hoa Súng được gọi là Water Lily, riêng hoa súng màu lam xanh của Ấn Độ thì được gọi là hoa Sen xanh (Blue lotus).
Ở Việt Nam có 3 chi là Nymphaea, Euryale và Barclaya với khoảng 5 loài, thường sống hoang dại trong ao, mương, kênh rạch đầm lầy, khắp mọi khu vực của Việt Nam. Trong đó địa danh Đồng tháp Mười là nơi có nhiều bông Súng nhất.
Hoa Súng là loài hoa có nhiều màu sắc tượng trưng cho sự lộng lẫy, quyến rũ và đầy đam mê.
Hoa súng loài loại cây thủy sinh mang nét đẹp dân dã, thể hiện sự thương yêu của vợ chồng.
Theo người Ai Cập thì hoa súng trắng tượng trưng cho sự hùng biện.
Theo quan niệm của người Phương Đông khi được nhận một bó hoa súng trắng là sự báo hiệu của niềm vui đặc biệt và bất ngờ. Chính vẻ thanh tú và sắc trắng tinh khôi của loài hoa này đã đem lại ý nghĩa tượng trưng cho sự trong sạch của tâm hồn.
Một quan niệm khác thì cho rằng, trong các loài hoa dưới nước thì hoa Súng tượng trưng cho người quân tử và hái hoa Súng vào ban đêm sẽ mang lại sự may mắn cho những người đang yêu.
Hoa súng trắng được chọn là quốc hoa của Bangladesh từ năm 1971. Đối với một số nền văn hóa phương Tây thì nó là loài hoa biểu tượng của những người sinh vào tháng 7.
Hoa Súng còn là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn ngon ở Nam bộ, đặc biệt là trong mùa nước nổi ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Một số món ăn được chế biến từ bông Súng có thể kể đến như gỏi, lẩu chua hoặc canh chua hay món dưa chua hoa Súng.
Bên cạnh đó thì hoa Súng còn dùng để điều chế nhiều bài thuốc có giá trị chữa bệnh rất tốt trong dân gian. Theo đông y, hoa Súng có tác dụng giúp chống co thắt, an thần, trợ tim, trợ hô hấp, tăng cường sinh lực; thường được sử dụng trong các trường hợp mất ngủ, tim đập nhanh, kiết lỵ, tiêu chảy, ho, viêm bàng quang, viêm thận, tiểu buốt, tiểu són, đau lưng, mỏi gối do thận yếu.
Các bộ phận của cây hoa Súng còn được dùng làm thuốc thanh nhiệt, chống say nắng, cầm máu… Đặc biệt, nó còn trị hiệu quả chứng co giật ở trẻ, đau lưng mỏi gối, nam bị di tinh hoặc phụ nữ khí hư bạch đới.
Có bạn nào đã từng nhầm lẫn giữa hoa sen và hoa súng chưa? Hay có bạn không phân biệt đâu là hoa sen, đâu là hoa súng. tôi nghĩ chắc chắn là có đấy, với một vài đặc điểm sau đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ hai loài hoa có nhiều điểm tương đồng này:
Mùa hạ là mùa hoa sen, hoa súng nở. Hoa súng có rất nhiều màu. Hoa súng cũng dễ phân biệt với hoa sen. Hoa súng không nhô cao trên mặt nước như hoa sen. Lá hoa súng có xẻ rãnh chữ V, còn lá hoa sen tròn kín, không xẻ rãnh nào. Tiếng Việt phân biệt hoa sen, hoa súng rất phân minh vì trong chữ Hán hoa súng lai có tên là “thụy liên”, tức là hoa sen ngủ. Có tên như vậy vì hoa súng đến tối thì cụp lại như đi ngủ trên mặt nước yên tĩnh từ hoàng hôn cho đến bình minh.
Ngày nay Hoa Sùng dùng để trang trí trong sân vườn. Hoa súng với vẻ dung dị, mộc mạc nhưng đầy quyến rũ nếu như ta kết hợp với những tiểu cảnh sân vườn trong những ngôi nhà giữa phố phường đông đúc.
Với đặc điểm là nhiều màu sắc, nhiều mùi thơm, ra hoa liên tục hoa súng Thái là lựa chọn số 1 của nhiều gia đình, biệt thự, quán cà phê. Ngày nay với quỹ đất chật hẹp nhiều gia đình cũng có thể trồng hoa súng vào các chậu với kích cỡ nhỏ và đặt trên ban công, sân thượng mà hoa súng vẫn tươi tốt và ra hoa quanh năm.
Cây Súng mọc không hề kén đất, chỉ cần có nước và ánh sáng mặt trời là loài hoa đồng nội này sinh sôi nảy nở. Và thật kỳ diệu nó cũng chẳng phải đợi mùa, lại bất chấp mọi trở ngại, thách thức của thời tiết, dù nắng hè đổ lửa hay ngày đông giá rét, từng bông, từng bông Hoa Súng vẫn cần mẫn nối tiếp nhau nở rộ quanh năm như ý chí quyết vượt lên số phận, hoàn cảnh khó khăn của mỗi con người.
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất
- hoa súng có ý nghĩa gì
- y nghia hoa súng