Hoa dâm bụt (tiếng Anh là hibiscus) là 1 loài hoa đặc biệt, nó không cao sang như hoa hồng, quyến rũ như hoa huệ, đài cát như hoa lan … nhưng nó có nét đẹp riêng độc đáo và có vị trí riêng của mình trong thiên nhiên.
Hoa dâm bụt còn có các tên gọi khác là: mộc cận, chu cận, đại hồng hoa, phù tang. Là một chi lớn chứa khoảng 200-220 loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ (Malvaceae), có nguồn gốc ở khu vực ôn đới ấm, cận nhiệt đới và nhiệt đới trên khắp thế giới.
Hoa dâm bụt mọc nhiều nơi trên thế giới và được chọn là quốc hoa của Malaysia , có tên là Bunga Raya . Năm 1958 bộ nông nghiệp Malaysia đã để cử hoa dâm bụt cùng hoa hồng, hoa sen và nhiều hoa khác để tranh cử làm quốc hoa và cuối cùng ngày 28 tháng 7 năm 1960 chính phủ Malaysia đã chính thức công bố hoa dâm bụt là quốc hoa của Malaysia và được in trong tiền cắc của Mã lai.
Dâm bụt, phương ngữ Nam bộ gọi là bông bụp, bông lồng đèn còn có các tên gọi khác mộc cận, chu cận, đại hồng hoa, phù tang (phật tang) (danh pháp hai phần: Hibiscus rosa-sinensis), là loài cây bụi thường xanh thuộc họ Bông hoặc Cẩm quỳ (Malvaceae), có nguồn gốc Đông Á.
Nó thường được trồng làm cây cảnh tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hoa lớn, màu đỏ sậm nhưng ít có hương. Nhiều giống, thứ, lai được tạo ra, với màu hoa khác nhau từ trắng tới vàng và cam, hồng, đỏ tươi, với cánh đơn hay cánh đôi.
Cây cao từ 1 đến 2m, lá đơn, mọc cách, phiến lá khía răng cưa. Hoa to màu đỏ hồng, cũng có loại màu trắng hồng, mầu vàng, thường mọc ở nách lá hay đầu cành. Cây dâm bụt mọc hoang ở nhiều vùng nước ta và được trồng làm cây cảnh, làm hàng rào vì có hoa đẹp. Cây dâm bụt còn cho lá, hoa, rễ làm thuốc.
Tại Trung Quốc, vỏ rễ cây đước dùng làm thuốc điều kinh, tẩy máu.
Tại Malaysia, cây đước pha nước uống để thông tiểu tiện và chữa mẩn ngứa .
Theo Đông y, lá dâm bụt vị nhạt, nhớt, tính bình, có tác dụng làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ. Hoa dâm bụt vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ. Vỏ rễ dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, chống ho tiêu viêm, chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh (Cây cảnh đẹp cho vị thuốc hay chữa bệnh).
Y dược học hiện đại cũng chú ý nghiên cứu cây dâm bụt. Gần đây Giáo sư Chau Jong Wang trường Đại học Y Chung San (Đài Loan) phát hiện hoa dâm bụt có tác dụng hạn chế lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh thấp tim (The Guardian 9-2004).
Nghiên cứu nước chiết xuất hoa dâm bụt các nhà khoa học phát hiện nước chiết này làm hạ thấp đáng kể mức cholesterol trong máu, ngăn ngừa có hiệu quả quá trình oxy hoá của lipoprotein, bảo vệ thành động mạch thêm vững chắc (Science of Food and Agrriculture). Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy hiệu quả kỳ diệu của hoa dâm bụt.
Các nhà khoa học còn cho biết tác dụng chữa bệnh của hoa dâm bụt được nâng cao hơn nữa nếu kết hợp với rượu vang đỏ và chè để làm giảm lượng cholesterol và lipid trong máu. Như vậy cây dâm bụt vừa là cây cảnh đẹp vừa là cây thuốc quý, là nguồn gen quý của nước ta.
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất
- hoa dâm bụt
- cách làm nụ hoa râm bụt bằng vải
- hoa râm bụt
- ý nghĩa hoa râm bụt