Hoa phượng gắn liền với tên gọi “Hoa học trò” mà ai đó đã gọi một cách trìu mến và thân thương. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc, bởi phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến. Cô học sinh nhỏ sớm nay chợt giật mình: “Phượng nở rồi sao?”.
Và đâu đó hình ảnh “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng” liệu có dần trở thành cổ tích?
“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng.
Em chở mùa hè của tôi đi đâu.
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám.
Tuổi chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu”.
Tên “phượng vĩ” là chữ ghép Hán Việt – “phượng vỹ” có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng.
Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó ở trong cánh rừng ở vùng Malagasy. Trong hoang dã nó là loài đang nguy cấp nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi.
Phượng vĩ được người Pháp du nhập vào Việt Nam trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Hiện nay phượng vĩ là loài cây được trồng rộng rãi từ miền Bắc vào miền Nam trên vỉa hè, công viên, trường học. Thành phố Hải Phòng được gọi là thành phố Hoa phượng đỏ; nơi đây hoa phượng được trồng khắp nơi, có cả một công viên hoa phượng ngay trung tâm thành phố, có lễ hội hoa phượng diễn ra vào tháng 5 rất độc đáo.
Phượng vĩ biểu tượng của tuổi học trò.
Loài hoa gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, Mùa nở của hoa trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay, mùa của những cuốn số ghi đầy nhật ký, ép đầy cánh phượng khô.
Cái tên gọi “Hoa học trò”. Ai đó đã gọi một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc, bởi phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến. Cô học sinh nhỏ sớm nay chợt giật mình: “Phượng nở rồi sao?”, rồi cô nhìn mông lung, ánh mắt đong đầy biết bao nhiêu là cảm xúc.
Hoa phượng loài hoa e ấp mối tình đầu.
Không hiểu từ bao giờ và ai đã có ý tưởng thật hay là trồng những cây phượng nơi trường học. Những bông hoa đỏ thắm như nhắc nhở cái ngày chia tay của niên học đã sắp gần kề.
Hoa phượng không phải là một loài hoa hiếm, hoa nở liên tục từ khoảng giữa tháng 5 cho đến giữa tháng 9 , đôi khi vào tháng 10 người ta còn tìm thấy một vài chùm hoa dấu mình sau những tàn lá xanh. Hoa nở từng chùm, mỗi hoa có 5 cánh, 4 cánh mầu đỏ cam mang những vết loang mầu đỏ đậm, cánh thừ 5 dầy hơn những cánh kia đem lại cho hoa phượng một dáng kiêu sa với mầu trắng mượt điểm những vệt đỏ hài hoà như đuôi của một loài chim phượng cho nên hoa đã được gọi là hoa phượng vĩ.
Khi còn trong nụ,nhất là khi nụ còn non phải để ý lắm mới phân biệt được sự khác nhau giữa các cánh hoa. Hình như trong chúng ta không một ai đã không một lần ép cho mình một vài cánh phượng giữa những trang vở học trò mang đầy nét chữ vụng dại.
Phượng tỏa hương khác với các loài hoa. Nó hăng hăng, chua chua nhưng không gắt như trái me, trái sấu, mà man mác đượm một nỗi niềm hoài vọng xa xôi. Phượng vừa là sự khởi đầu, vừa là sự kết thúc.
Hoa phượng vĩ cười trong nắng hạ
Tuổi học trò tấc dạ bâng khuâng
Ngày qua ta tiếc mùa xuân
Hạ về chia rẽ tình thân tuổi ngà
(Hoa Sơn)
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất
- ý nghĩa hoa phượng
- ý nghia của Hoa Phượng
- hoa phuong ý nghĩa
- ý ngĩa của hoa phượng
- yý nghĩa của hoa phượng
- cây hoa phượng
- ý nghĩa cây hoa phượng
- Ý NGHĨ HOA PHƯỢNG
- mùa hoa phượng nở ý nghĩa
- chậu hoa phượng