Ý nghĩa hoa tam giác mạch

Theo wikipedia, Tam Giác Mạch còn có tên khác là: lúa mạch đen, kiều mạch, mạch ba góc, sèo. Tên khoa học: Fagopyrum esculentum moench, thuộc họ rau răm Polygonaceae.
Tên của loài hoa còn xuất phát từ một câu chuyện cứu dân làng khỏi đói ở vùng bản. Là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch, lá có hình tam giác, và thế là cái tên “tam giác mạch” ra đời. Người Mông còn gọi tam giác mạch là “chez”.

Hoa tam giác mạch

Hoa tam giác mạch gắn liền với cao nguyên sỏi đá

 

Loài hoa này có rất nhiều loại, có loại màu trắng tinh khiết, có loại ban đầu hoa nở màu trắng nhưng về sau là màu tím,… Sắc hoa tam giác mạch nở rộ cả một cánh đồng, triền núi. Tuy hoa rất đẹp nhưng lại không thơm, sớm nở chóng tàn.

Hoa tam giác mạch

Hoa tam giác mạch và bướm

 

Dọc theo quốc lộ 4C, lạc bước vào các bản làng, hoa nấp mình trong các kẽ đá ở Lũng Cú, Đồng Văn, hoa bạt ngàn mênh mông Hoàng Su Phì, Xín Mần, hoa thẹn thùng e ấp bên những căn nhà đơn sơ ở Sủng Là, Phó Bảng,…

Tam Giác Mạch thích hợp với cao nguyên đất cằn sỏi đá. Vào khoảng tháng 10 tháng 11,sau đợt thu hoạch cánh đồng lúa chín là mùa hoa tam giác mạch. Cây chỉ được trồng duy nhất vào tiết thu, vụ mùa sẽ kéo dài 3 tháng.
Khi những đợt gió mùa đầu tiên bắt đầu thổi về , không khí trở nên se se lạnh, loài hoa nhỏ bé này lại đồng loạt nở ngập tràn trên các thửa ruộng nơi cao nguyên đá.

Hoa tam giác mạch

Hoa tam giác mạch trắng tinh khôi

Nếu một lần đặt chân đến Hà Giang vào dịp cuối thu, đầu đông các bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng hoa tam giác mạch nở tràn trên mảnh đất địa đầu Hà Giang, tô điểm cho những phiến đá tai mèo một sắc hồng phớt ấm áp.

Loài hoa e ấp, dịu dàng, hoang dại. Một loài hoa mong manh và kiêu sa đã tôn lên vẻ đẹp đầy sức sống, can trường của thiên nhiên vùng cao nguyên đá.
Loài hoa tượng trưng cho sự dịu dàng, tinh khiết, mộng mơ. Như mời gọi những kẻ lữ hành tới chiêm ngưỡng, khám phá vẻ đẹp say lòng người. Đó là loài hoa tuyệt vời mà ai cũng muốn ngắm và thưởng thức.

Hoa tam giác mạch

Hoa tam giác mạch

 

Con người nơi đây đã tạo ra nhiều món rất riêng, đậm chất núi rừng từ những cây Tam giác mạch.
Thân cây Tam Giác Mạch khi còn non có thể hái về luộc để ăn như một loại rau bình thường. Nó có vị hơi ngái, nhưng nếu ăn quen bạn sẽ nhớ về nó như loài cây của vùng đất cao nguyên Hà Giang.

Hạt hoa thì được hái và phơi khô, sau đó xay nhỏ thành bột để làm bánh. Bánh dẻo như bánh nếp thơm vị mạch và ngọt đậm đà. Món ăn thường thấy ở chợ phiên nơi đây, nhất là chợ phiên Đồng Văn hay chợ phiên Mèo Vạc.

Bột xay ra từ hạt còn có thể nấu cháo, một món ăn đặc trưng hương vị rất riêng làm ấm lòng người trong những ngày se lạnh. Nếu muốn thưởng thức nhanh hương vị của loài cây này, có thể rang hạt lên và ăn ngay, rất thơm ngon, khá đặc biệt.

Hoa tam giác mạch

Hoa tam giác mạch

Người ta hái quả về đem ủ lên men, tạo ra mùi vị khó đâu có được. Loại rượu này không cay như rượu gạo, không ngọt như rượu cần của vùng Tây Bắc. Nó là sự dung hòa giữa cái cay và nồng ấy.
Cái mê hoặc của loài rượu này là ở chỗ, nếu uống thì không thể không say, nhưng không phải là cái say mê mệt, vật vã mà là cái say khiến bạn chỉ muốn được say thềm lần nữa sau khi tỉnh dậy.

Như đàn ông muốn được say đắm trong tình yêu, loại rượu này khiến cho ai đã uống rồi thì không thể quên và chỉ muốn được uống thêm nữa.
Điểm đặc biệt là tất cả đàn ông nơi đây đều biết cách chế biến loại rượu này sao cho ngon nhất và mang đặc trưng không trộn lẫn bất kỳ loại rượu nào.

Hoa tam giác mạch

Hoa tam giác mạch

 

Theo kinh nghiệm của người dân, ăn lá Tam Giác Mạch thường xuyên sẽ giúp thính tai và sáng mắt. Người dân nơi đây cũng thường lấy thân và lá sắc thuốc cho người bệnh.
Nếu bị táo bón do âm, có thể dùng thuốc từ loại cây này. Ngoài ra nó còn có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu và đường máu.

Người ăn Tam Giác Mạch cũng tránh được bị viêm dạ dày hay ruột, ung thư trực tràng, kết tràng do loài cây này có tới 18% xenlulo. Theo Đông y, Tam Giác Mạch có vị chát, hơi the, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, ra mồ hôi trộm, đầy bụng, ỉa chảy, mụn nhọt hay nhiễm trùng.

Người ta chủ yếu dùng hạt cây (Semen Fagopyri Esculenti) để làm thuốc giúp giáng khí khoan tràng, tiêu thực, hóa tích, dứt ra mồ hôi.

Hoa tam giác mạch

Bạt ngàn rừng hoa tam giác mạch

 

Quả và lá có chứa rutosid thường được dùng để phòng các tai nạn về mạch máu như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp (viêm võng mạc, ban xuất huyết) trong trường hợp viêm da do tia Rơnghen hay sự rối loạn của tuần hoàn tĩnh mạch.
Bột hạt có thể dùng làm chất tan sưng chỗ đau tấy. Là loại cây sinh trưởng mạnh mẽ trong điều kiện khắc nghiệt, khô cằn… Tam Giác Mạch là thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân cơ thể đã suy yếu trầm trọng.

Bột Tam Giác Mạch có thể dùng làm sữa rửa mặt, giúp da trở nên mềm mịn và hồng hào.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng trừ mụn trên khuôn mặt khi dùng cùng bột Baking Soda.

Hoa tam giác mạch

Hoa tam giác mạch sớm nở chóng tàn

 

Hoa tam giác mạch gắn liền với câu chuyện “cứu đói” lạ lùng. Ngày xưa có nàng Tiên Gạo và Tiên ngô đi gieo mày trấu và mày ngô. Nơi họ gieo là những khe núi hoang vắng. Vào năm nọ, cái đói hoành hành khắp cả làng. Dân làng đi khắp nơi để tìm kiếm lương thực nhưng họ vẫn tuyệt vọng. Đúng lúc đó họ ngửi thấy một mùi thơm lạ thoang thoảng. Mọi người lần theo hương thơm đó ai nấy đều ngỡ ngàng, trước mắt một rừng hoa li ti trải dài suốt từ núi bên này sang núi bên kia, nhìn kỹ mới thấy những cái lá có hình tam giác ẩn nấp khá kín ở dưới hoa. Họ đã dùng hạt của loại cây này để ăn thay cho ngô, gạo và cảm thấy ngon không khác gì so với những thực phẩm khác. Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch, lá có hình tam giác, và thế là nó có tên “tam giác mạch”.

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất

Có yêu cầu hay góp ý thì bình luận bên dưới nha!