Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cơ bản

 

Mỗi loài hoa đều có những chế độ chăm sóc riêng để đảm bảo cho hoa phát triển tốt và ra hoa đẹp nhất. Tuy nhiên, nếu không có thời gian bạn vẫn có thể có những chậu, thậm chí là một vườn hoa đầy hương sắc. Hãy hãy phân chia hoa ra thành từng họ, chúng có những đặc điểm và sở thích chung, dựa vào đó, không cần phải tỉ mỉ, bạn vẫn có thể chăm sóc tốt chúng.

Hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật trồng hoa cơ bản và chi tiết nhất.

hoa-trong-nha

Hoa đặt nơi làm việc

Đất trồng

Đối với thực vật, đất trồng là môi trường quan trọng nhất. Dù gieo hạt hay trồng hỗn hợp, nếu không cây sẽ không nảy mầm hoặc sẽ khô héo. Vì thế điều quan trọng là phải chọn đất thích hợp cho cây.

  • Chọn loại đất có khả năng thoát nước và giữ nước tốt

Điểm quan trọng nhất của đất trồng là khả năng thoát nước và giữ nước. Nếu đất không có khả năng này, thực vật sẽ không sinh trưởng.

Đặc biệt, khi trồng cây trong hộp và trồng trong chậu, việc thoát nước là rất quan trọng. Nếu khả năng thoát nước của đất kém, nước sẽ đọng lại trong chậu và làm úng rễ.

Ngoài ra, khả năng thoát khí của đất cũng quan trọng không kém. Rễ cũng cần hô hấp, vì thế, nếu không khí trong đất trồng lưu thông không tốt, cây sẽ khó phát triển.

dat-trong

Nên trộn đất theo tỉ lệ

  • Tạo loại đất theo ý thích

Do không có loại đất nào có đủ điều kiện thích hợp nên phải trộn nhiều loại đất khác nhau, để tạo thành loại đất trồng mà mình mong muốn. Đất trồng cơ bản là loại đất được tạo thành từ hỗn hợp đất cải tạo có chất hữu cơ và đất điều chỉnh có khoáng chất. Cách trộn đất cơ bản là 6 phần đất Akamada, 4 phần đất mùn hoặc 6 phần đất Akamada, 3 phần đất mùn và 1 phần chất khoáng trồng cây. Cũng có thể dùng than mùn để thay thế cho đất mùn và dùng đất Trân châu để thay cho chất khoáng trồng cây.

Nhưng nếu dùng đất mùn thì nên dùng loại đất đã lên men hoặc đang tiếp tục lên men.

Khi trộn đất, nên sàng để đất có kích thước bằng nhau. Nếu cảm thấy việc trộn đất quá rắc rối thì có thể mua đất trồng cây có sẵn ngoài thị trường. Đất bán trên thị trường cũng phân loại theo đất trồng hạt, đất trồng củ, đất trồng cỏ lâu năm… Ưu điểm lớn nhất của loại đất này là dễ sử dụng.

  • Trung hòa độ chua của đất

Có rất nhiều loại cây không thể chịu được độ chua. Độ chua của đất không chỉ làm cho rễ và thân cây yếu đi mà còn có thể làm cho cây khô héo. Muốn trung hòa tính chua của đất nên dùng những chất giúp cải tạo đất hư vôi…

Khi trồng cây, đất sẽ bị oxy hóa, hiện tượng này xảy ra do tưới nước làm cho chất vôi trong đất mất đi và loại phân chứa nhiều chất amoniac cũng thúc đẩy quá trình oxy hóa của đất. nếu muốn trồng cây lâu năm thì ít nhất mỗi năm nên thay đất một lần.

Gieo hạt

Chọn cách gieo hạt theo kích cỡ và đặc tính của hạt giống.

Cách gieo hạt: gồm có cách gieo hạt trong chậu, gieo trong hộp, gieo trong khay cạn, trồng hạt trong khuôn ươm cây chuyên dụng. Phải chọn cách trồng tho kích cỡ và đặc tính của hạt.

  • Kích cỡ của hạt

Hạt giống có kích thước từ 1mm đến hơn 1cm. Cách xử lý những hạt giống to khá đơn giản, có thể trực tiếp trồng vào chậu hộp hoặc luống hoa. Thông thường nên gieo thẳng hạt xuống đất với độ sâu gấp hai, ba lần kích cỡ của hạt.

gieo-hat

Gieo hạt

Loại hạt giống nhỏ nên cẩn thận khi trồng. Khi lấp đất nên sàng trước hoặc rải nhẹ đất trên bề mặt hạt.

Nếu hạt giống quá nhỏ, có thể trồng trên tấm rêu mùn chuyên dụng hoặc trên khuôn ươm hạt bằng rêu mùn chuyên dụng không nên lấp đất và hút nước bên dưới.

Gieo hạt ở nhiệt độ thích hợp:

Thời gian gieo hạt rất quan trọng. Mỗi loại hạt của mỗi giống cây đều có nhiệt độ nảy mầm nhất định, vì thế, nếu gieo hạt trong thời điểm không thích hợp thì cây sẽ khó nảy mầm.

Rất nhiều giống cây gieo hạt vào màu xuân vốn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, vì thế nhiệt độ nảy mầm thích hợp là khoảng 20°C. Nếu trồng bên ngoài, tốt nhất nên gieo hạt sau tháng 5.

Rất nhiều giống cây gieo hạt vào mùa thu vốn có nguồn gốc từ phần ôn đới, vì thế nhiệt độ nảy mầm thích hợp là 15 – 20°C. Tốt nhất nên gieo hạt sau tiết Thu phân.

  • Ánh nắng

Ngoài kích cỡ của hạt và nhiệt độ thích hợp khi gieo hạt còn phải chú ý đến đặc tính của giống. Nên cây cần ánh nắng thì không nên lấp đất, sau đó đặt chậu cây ngay tại nơi co nhiều ánh nắng. Ngược lại nếu cây không cần ánh nắng thì nên lấp đất lại và đặt cây trong bóng râm.

  • Khi hạt nảy mầm nên có đủ nước

Khi cây nảy mầm nên có đu nước nhưng nếu nước quá nhiều, hạt sẽ trôi mất hoặc bị úng, vì thế ngoài việc trồng trực tiếp nên dùng những loại đất có khả năng thoát nước, giữ nước và thoát khí tốt như rêu mùn và chất khoáng trồng cây.

nay-mam

Cây bắt đầu nảy mầm

  • Bón ít phân

Lúc gieo hạt không nên bón phân hoặc trộn một ít phân có hiệu quả chậm vào trong đất trồng. Nếu không thể bón phân thì nên đợi cây nảy mầm, ra lá rồi bón một ít phân vào cây.

Thay đổi vị trí cây theo mùa

Ưu điểm của việc trồng cây trong chậu là có thể dẽ dàng thay đổi vị trí của cây. Nếu chậu cây trồng trong nhà để thưởng lãm thì ban ngày cũng có thể di chuyển ra nơi có ánh nắng.

  • Nơi đặt chậu phải có ánh sáng

Nếu chậu cảnh đặt trong nhà thì cần chú ý đến ánh nắng và độ thông gió. Bởi cây trồng trong nhà thì ánh nắng và độ thông gió sẽ không tốt bằng cây trồng ngoài sân, vì thế thân cây sẽ trở nên yếu đuối và dễ sâu bệnh. Do vậy, ban ngày nên di chuyển cây ra ngoài sân để cây có thể tiếp xúc trực tiếp với nắng và gió. Nếu trồng cây trong nhà, cửa sổ hướng Nam là nơi sáng nhất, ánh nắng sẽ càng yếu khi càng xa cửa sổ. Những cây thích ánh nắng nên để cách một lớp rèm.

Mùa hè và mùa đông có khí nóng và lạnh nên độ ẩm sẽ giảm, cần chú ý tại nơi thông gió không thổi trực tiếp đến cây.

Khi độ ẩm không đủ nên tưới nước lên lá cây để duy trì. Ngoài ra, nếu đặt cây trong nhà lâu ngày lá sẽ bám bụi, vì thế nên thường xuyên chuyển cây ra ngoài tưới nước.

chau-hoa

Nên đặt cây nơi thoáng gió và đủ ánh nắng

  • Chú ý vị trí đặt cây ngoài sân

Hầu hết các loại cây đều có thể trồng bên ngoài từ mùa xuân đến mùa hè và mùa thu. Những cây chịu ánh nắng có thể đặt ngoài sân hoặc trên ban công; những cây không chịu được ánh nắng thì có thể đặt dưới những nơi có bóng râm như hiên nhà hoặc dưới bóng cây to…

Ngoài ra, nếu đặt cây trực tiếp dưới nền đất, vào mùa hè rễ sẽ bị tổn thương do độ ẩm trong chậu tăng cao. Mặt khác, khi nước mưa văng lên sẽ làm cho phần lá bị bẩn, dễ bị sâu bệnh xâm nhập, vì thế nên đặt chậu lên giá.

Tại những nơi có gió mạnh cần chú ý, không để chậu cây bị gió thổi ngã. Vì thế nên trồng những loại cây có độ cao vừa phải, có thể dùng tấm ván hoặc giàn che để che gió cho cây. Khi gió lớn nên chuyển cây vào nhà.

  • Mùa đông độ ẩm kém

Hầu hết các cây trồng đều phải đem vào nhà khi mùa đông đến. Điều quan trọng là vào mùa đông, độ ẩm sẽ giảm đến mức thấp nhất. Nếu cây đặt bên cửa sổ vào ban ngày nên kéo rèm che hoặc dời cây sang vị trí xa cửa sổ, vì độ ẩm khá thấp vào lúc sáng sớm và chập tối. Ngoài ra, nếu buổi tối trời trở lạnh nên dùng thùng giấy che cây lại để tránh rét.

Tỉa cành và chăm sóc cây

Dựa vào thời kỳ phát triển của cây để tỉa cành, sẽ giúp hoa càng nở đẹp.

Các yếu tố không thể thiếu giúp thực vật sinh trưởng chính là ánh nắng, nước và độ thông gió đầy đủ. Tuy nhiên, để hoa nở đẹp thì nhất định phải tiến hành cắt tỉa theo giai đoạn phát triển của cây. Trong quá trình cắt tỉa nên giữ lại những chồi cây khỏe mạnh, ngắt bỏ chồi ngọn và chồi ở nách lá để hoa có thể nở đẹp. Sau khi hoa nở, nên ngắt bỏ và cắt bỏ những cánh hoa tàn để hoa khỏe mạnh…

tia-canh

Tỉa cành đúng cách

  • Chuyển cây non vào chậu để giúp thân cây khỏe mạnh

Việc quan trọng cần làm sau khi gieo trồng và lúc cây mới đâm chồi là công đoạn chuyển cây non vào chậu. Sau khi chồi lớn và lá có thể tiếp xúc nhau, nó sẽ tiếp tục dài ra và cây sẽ khẳng khiu. Vì thế, nên tiến hành nhổ cây non ngay sau khi các lá tiếp xúc với nhau.

Quan sát hình dạng phát triển của lá, ngắt bỏ những mầm lá phát triển chậm, mầm phát triển sớm, những mầm khẳng khiu và những lá không hoàn chỉnh. Lần lượt nhổ cây con ở những vùng lá rậm rạp.

  • Ngắt bỏ chồi lá và chồi nách để hoa nở đẹp

Sau khi lá và thân bắt đầu phát triển, trước khi có nụ hoa, nên ngắt bỏ chồi non ở ngọn.

Khi cây xuất hiện 7 – 8 chồi non, nên ngắt bỏ chồi trên ngọn. Làm thế sẽ có những chồi xuất hiện ở nhánh. Tiếp theo nên ngắt bỏ chồi trên đầu của mỗi nhánh, để giúp cây phát triển khỏe mạnh và rậm rạp. Nếu nhánh cây càng nhiều thì hoa sẽ càng nhiều.

Nếu không ngắt bỏ chồi nhọn thì cây sẽ không phân nhánh, số lượng hoa sẽ ít và cây sẽ phát triển chậm.

Ngược lại, với việc ngắt bỏ chồi non là ngắt chồi nách. Ngắt bỏ chồi nách để thúc đẩy chồi ngọn phát triển, công đoạn này giúp chất dinh dưỡng tập trung vào chồi ngọn.

  • Sau khi cây nở hoa nên tiến hành cắt tỉa lá và cành để cây khỏe mạnh

Sau khi hoa nở, nên cắt bỏ những hoa tàn để cây không mất sức. Nếu không ngắt bỏ hoa héo, tàn thì dưỡng chất sẽ bị hút hết, cây sẽ bị lão hóa, cuối cùng có thể làm cho các hoa khác không nở được và nấm trên hoa sẽ gây sâu bệnh.

Đặc biệt là vào thời điểm cây phát triển mạnh, nên nhanh chóng cắt bỏ hoa tàn. Khi ngắt hoa tàn phải chú ý không được ngắt cả đóa hoa mà phải ngắt bỏ từng cánh hoa.

Những loại cây có thời gian nở hoa kéo dài, khi hoa đã nở nên giữ lại những cành có lá dài, cắt bỏ những cành còn lại. Như vậy chồi lá có thể tái sinh và sẽ nở hoa thêm hai, ba lần nữa.

Để giúp cây có thêm nhánh mới, dáng cây thêm đẹp thì nên tỉa cành. Để hoa nở rộ, nên tỉa cành ngay sau khi hoa nở.

Nhân giống

Nhân giống bằng cách tách cây, chiết cành và giâm cành.

Khi trồng hoa, ngoài việc gieo hạt, còn có thể tách cây con, chiết cành, giâm cành để nhan giống. Khi tách ra nó không chỉ là một cây con, mà còn có những đặc tính của cây mẹ nên việc nhân giống rất được ưa chuộng.

chiet-canh

Chiết cành

  • Chiết cành chính hoặc cành phụ

Cách chiết cành các cây thảo mộc được gọi là chiết mầm. Đối với nhiều loại cây, chiết cành là cách đơn giản nhất để nhân giống. Khi chiết cành nên chọn những cành khỏe mạnh hoặc có thể nhổ rễ, để cắt cành chính hoặc cành phụ.

Thời điểm thích hợp là từ 5 – 6 và tháng 9 – 10. Những cây không chịu rét có thể tiến hành chiết cành vào mùa xuân; còn những cây không chịu nóng có thể chiết cành vào mùa thu.

Sau khi cắt nhánh dài khoảng 5 -8cm, thì cắt xéo ngay đầu nhánh cây để nhánh cây nhanh bén rễ.

Sau khi trồng trong chậu nên đặt chậu ở nơi không có gió và duy trì độ ẩm. Lúc này chú ý không nên để cây thiếu nước.

Muốn duy trì độ ẩm cho cây, có thể che bằng tấm nhựa trong hoặc để cây hút nước từ đất. Khi cây đã mọc mầm mới, thì đã đến thời kỳ chuyển cây sang chậu mới.

  • Nên chọn cành khỏe mạnh để giâm

Giâm cành là cách nhân giống bằng cách cắm cành xuống đất. Thông thường nên tiến hành giâm cành vào mùa xuân, khoảng tháng 2 đến tháng 4 đối với những cây lá rộng; đối với những cây thường nên tiến hành giâm cành vào tháng 7 đến tháng 8. Cắt xéo cành dài khoảng 10 – 15cm để giâm cành.

Tưới nước

Chỉ tưới nước khi đất khô

Nước, ánh nắng và oxy là những thứ không thể thiếu đối với sự phát triển của thực vật. Tác dụng của nước không chỉ giúp cây phát triển và quang hợp mà còn có thể giúp rễ hấp thu chất dinh dưỡng.

  • Chú ý không nên để chậu cây thiếu nước

Tưới nước không chỉ để bổ sung nước, mà mục đích của việc tưới nước là để rễ hấp thu chất dinh dưỡng và phân bón.

Nếu trồng trong vườn nhà, nước mưa có thể cung cấp đủ nước cho cây, nên chỉ cần chú ý nước tưới vào mùa hè. Tuy nhiên, nếu trồng cây trong chậu thì phải thường xuyên tưới nước vì đất trong chậu ít, dễ khô. Nếu không đủ nước sẽ khiến cây khô héo, rễ khô sẽ bị tổn thương, nghiêm trọng hơn cây có thể chết. Ngược lại, nếu tưới quá nhiều nước đất sẽ ẩm ướt, rễ cây không hô hấp được và có thể bị úng rễ.

Quan trọng là nên quan sát trạng thái của cây để quyết định tưới nước như thế nào cho hợp lý.

tuoi-nuoc

Tưới nước nhỏ giọt

  • Hút nước từ đất để đề phòng thiếu nước

Nếu bạn thường xuyên đi du lịch, có thể vắng nhà khoảng vài ngày thì cũng nên chú ý. Muốn cây không bị thiếu nước, bạn có thể đặt chậu hoa lên một chiếc đĩa chứa nước hoặc đặt chậu hoa vào vật chứa nước, để cây có thể hút nước từ đáy chậu. Chỉ cần đặt chậu tại nơi ít thay đổi khi hậu hoặc trong phòng không có ánh nắng thì sẽ không gặp vấn đề gì trong vài ngày hè.

Nếu bạn quên tưới nước để cây khô héo thì cũng có thể đặt chậu cây vào bồn chứa nước để cây hút nước từ đáy chậu.

Điểm quan trọng khi tưới nước cho cây

  1. Thời điểm tưới nước

Nếu tưới nước vào buổi chiều mùa đông, đất trong chậu sẽ cứng lại và gây tổn hại đến rễ.

Mùa mưa phùn kéo dài, nên tưới nước trước khi nhiệt độ ấm lên.

  1. Số lần tưới nước

Quan sát mức độ khô cạn của đất trong chậu để quyết định số lần tưới nước.

Phải xác định nhiệt độ trong mùa xuân và mùa hè, sau đó tưới nước khi đất trong chậu đã khô.

Mùa đông, cây cối thường rơi vào trạng thái ngủ đông nên mỗi tháng chỉ cần tưới nước vài lần là được.

  1. Dựa vào thời điểm sinh trưởng khác nhau của cây

Mùa xuân và mùa hè là thời kỳ phát triển của cây nên tưới nhiều nước, mùa thu và mùa đông nên tưới ít nước.

Sau khi trồng cây giống, chú ý không để đất khô quá.

  1. Dựa vào từng mùa khác nhau trong năm

Mùa xuân: khi khí hậu nóng nên tưới nước vào buổi sáng, khi khí hậu lạnh nên tưới nước vào buổi trưa lúc trời đã ấm len.

Mùa hè: tưới nước vào buổi sáng hoặc trước 10 giờ trưa, buổi chiều tối nếu thấy đất khô thì nên xem mức độ khô của đất mà quyết định có tưới thêm lần nữa hay không.

Mùa thu: tưới nước vào buổi sáng, còn tối thì giảm.

Mùa đông: đối với những cây loại củ và hoa cỏ đang sinh trưởng nên tưới vào buổi sáng khi trời ấm, đối với những cây ngủ đông nên giảm tưới nước.

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất
  • Akamada LÀ GÌ

Có yêu cầu hay góp ý thì bình luận bên dưới nha!