Trong lòng mỗi người dân Việt, Hoa Sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen được chọn là Quốc hoa của Việt Nam và hoa luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thơ ca, nghệ thuật…
Hoa Sen thuộc họ Nelumbonaceae (tiếng Latin). Nelumbo là một chi của thực vật thủy sinh với các lá to, thân rễ bò, bông có mùi thơm như nước hoa thường được gọi chung là hoa sen.
Nelumbo là tên xuất phát từ chữ Sinhalese Nelum. Có hai loài Sen thuộc chi này, đó là Nelumbo nucifera và Nelumbo aureavallis. Nelumbo aureavallis là loài được tìm thấy tại Thung lũng Vàng ở miền Bắc Dakota, Hoa Kỳ và loài này đã bị tuyệt chủng. Nelumbo nucifera là tên khoa học của một loài Sen được biết nhiều nhất ở Ấn Độ, Ai Cập, Việt Nam. Sen thuộc bộ: Proteales là tên các nhà phân loại học thực vật dùng để xếp bộ theo thứ tự của các loài thực vật có hoa.
Ý nghĩa hoa sen
- Hoa sen trắng biểu thị cho sự trong sáng tuyệt đối, sự thuần khiết của linh hồn.
- Sen vàng vẻ đẹp kiên định, bền bỉ và hình ảnh ung dung, tự tại rất quý phái, trang nhã.
- Sen đỏ: Sen đỏ tượng trưng cho bản chất nguyên thuỷ của trái tim, là đoá hoa của tình yêu, đam mê và sự năng động..
- Sen xanh: Sen xanh là biểu tượng của trí tuệ, của sức mạnh ý chí, nghị lực kiên cường và niềm tin.
Sen hồng: Sen hồng là loại Sen tối thượng, thường được dành cho các vị tối cao, là đoá Sen của vị Phật lịch sử. - Sen tím thẫm: Sen tím thẫm là đóa Sen huyền diệu.
Hoa sen biểu tượng của văn hóa Việt: Hoa mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời. Chỉ duy nhất loài sen mới hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học – nhân sinh cao quý, là ý nghĩa về âm dương ngũ hành và sức vươn dậy của một ý chí sống mãnh liệt như dân tộc Việt.
Món quà vô giá từ thiên nhiên: Trong văn hóa Việt, sen còn là món quà vô giá, bởi sen có thể chế biến ra những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị.
– Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, có tác dụng cầm máu rất hiệu quả nên được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh băng huyết, cao huyết áp…
– Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại là một loại thuốc rất tốt dành để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh.
– Tim sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo lên hương vị thơm dịu.
– Lá sen khô nghiền vụn và lá sen tươi, tất cả đều thái nhỏ, hoà với nước uống mỗi ngày giúp thanh nhiệt.
– Ngó sen vừa là một loại thuốc chữa các bệnh về gan, lại vừa là món ăn quen thuộc của người Việt trong bữa cơm gia đình hay khi đãi tiệc thì món gỏi ngó sen là món khai vị được nhiều người ưa chuộng.
Ngày xuân, trong mỗi gia đình đều có một hộp mứt sen đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp nước trà sen mang lại không khí ấm áp khi xuân về trên đất Việt.
Hoa sen trong Phật giáo
Trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ…
Giản dị, tao nhã và thuần khiết, sen là hiện thân cho tính cách, lối sống và tâm hồn người Việt. Biểu tượng cao quý của nhân phẩm.
Phật giáo lấy hoa sen làm Phật đài, biểu tượng tinh thần.
Loài hoa nhân sinh: Khi nghĩ về hoa sen, người ta nghĩ ngay đến dân tộc mình – dân tộc Việt, một dân tộc luôn biết hướng thiện, hướng tới những giá trị tinh thần cao quý, làm nên cốt cách văn hóa chính mình.
Hương sen có giá trị tinh thần luôn gắn kết với thế giới tâm linh thiêng liêng bằng vẻ đẹp thuần khiết, tao nhã, giữ được giá trị của chân thiện mỹ và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của Phật giáo
Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Những công trình kiến trúc tiêu biểu với hình tượng hoa sen thường xuất hiện trong những giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo. Đó là thời Lý thế kỷ thứ 11 với Chùa Một Cột – Hà Nội; thế kỷ thứ 17 với Tháp Cửu phẩm liên hoa, Chùa Bút Tháp – Bắc Ninh; thế kỷ 18 với Chùa Tây Phương – Hà Tây, Chùa Kim Liên – Hà Nội. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ.
Vươn mình tươi thắm đóa hồng sen
Dẫu chịu bùn tanh chẳng lụy hèn
Sống cõi vàng thau đầy cặn bã
Nhưng lòng trắng bạch khó nhơ đen
Mang màu quyến rũ nơi đầm nước
Giữ nét uy nghiêm dưới tháp đèn
Nắng đội mưa dầm thân ngạo nghễ
Hương lồng theo gió tiếng đời khen
Hay
Ngàn sen hé nhụy ở trong đầm
Tuyệt sắc khoe mình vững chữ tâm
Kẻ thích đi qua nhìn ái mộ
Người ưa bước lại thấy khen thầm
Dù mưa bão dập chưa hề đổi
Dẫu gió sương lùa cũng lặng câm
Mọc giữa bùn lầy không nhuộm bẩn
Màu hoa vẫn thắm nụ xanh mầm .