Trong hơn 130 loài cúc khác nhau trên thế giới, có thể nói hoa cúc trắng là loài hoa nhận được nhiều nhất sự chiêm ngưỡng của các nhà thơ, chỉ sau hoa hồng. Cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về loài cúc trắng ngây thơ và trong sáng này nhé!
Tên gọi: Cúc hoa trắng hay Bạch cúc
Tên khoa học : Chrysanthemum morifolium = C. sinense.
(từ 1961, cây được xếp vào chi Dendranthema để trở thành Dendran thema morifolium= D. grandiflora, tuy nhiên tên cũ vẫn còn được dùng phổ biến trong các sách về thực vật và dược học)
Tên thông thường : Mums, Florist’s Chrysanthemum.
Tại Trung Hoa : Ju hua (cúc hoa).
Nguồn gốc: Sách vở Âu châu chỉ bắt đầu mô tả về Cúc vào 1689, và đây là cây hoa được trồng tại Hòa lan, cây bị chìm vào quên lãng để chỉ được ‘tái’ phát hiện vào 1789 và sau đó được ưa chuộng và phát triển rất mạnh tại Âu châu. Linnaeus đã đặt tên cho chi của cây là Chrysanthemum vào 1753. Chrysanthemum morifolium ngày nay thật ra là loài được pha trộn từ ít nhất là 6 loài cúc khác nhau.
Cây thuộc loại thân thảo cao 60-90 cm, có thể hằng niên hay đa niên, gân hóa mộc. Thân nhẵn, có rãnh, mọc thẳng đứng, phân chia thành bụi, mang lá xếp thưa. Lá thuôn hình ngọn giáo hay hình bầu dục, dày, mặt dưới có lông và nhạt hơn mặt trên; phiến lá có mép khía răng và chia ra 3-5 thùy; gốc lá có tai. Hoa mọc thành cụm tròn lớn. Lá bắc bao bên ngoài phủ lông trắng, các lá bắc trong hình thuôn. Tại đầu hoa lớn chừng 1.5-5 cm, có 1-2 dãy hoa vòng ngoài có cánh môi màu trắng, các hoa ở giữa hình ống, màu vàng nhạt. Quả thuộc loại bế quả dạng trái xoan..
Bạch cúc đã được biến đổi rất nhiều để có thể trồng ven đường, trong chậu hay để cắt lấy hoa và hoa cũng thay đổi màu, không còn là màu trắng lúc ban đầu mà ..thành vàng, đò tím.. (tuy vẫn từ chủng Bạch cúc!)
Hình dạng của hoa cũng trở thành đa dạng : đơn, kép, cong úp (spoon), chùy (pompom)..Cây có thể nở hoa quanh năm, kể cả mùa Đông và mùa Xuân.
Bạch cúc được du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, được trồng tại nhiều nơi nhưng không phổ biến bằng Kim cúc (Cúc vàng)
Ý nghĩa hoa cúc trắng
Trong tuyền thống văn hóa của người Việt Nam, hoa cúc trắng tượng trưng cho lòng hiếu thảo của con cái đối với bậc sinh thành.
Theo truyền thuyết, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào sự chú ý của Vertumrus, nam thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, chúa của loài hoa là Flora đã biến cô thành một đóa cúc trắng. Một trong các nhà thơ lớn người Celte (Ai-Len) lại đưa ra một nguồn gốc mang nhiều vẻ thần thoại hơn: hoa cúc trắng đã được gieo trồng lần đầu tiên trên ngôi mộ của một hài nhi bởi những tay mềm mại của các thiên thần nhỏ bé.
Chuyện kể rằng: ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát và đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa khiến cô bé buồn lắm. Một lần cô bé đang ngồi khóc bên đường thì bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi đã rõ sự tình ông nói với cô bé:
Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất, hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó, phải khó khăn lắm cô bé mới trèo lên được để lấy bông hoa nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh bốn canh… “Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?”, cô bé tự hỏi.
Không đành lòng cô bé liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.
Tác dụng thần kỳ của hoa cúc trắng trong y học.
Hoa cúc không chỉ chinh phục lòng người bởi vẻ đẹp tinh khiết. Nó còn là một thứ thảo dược quý phục vụ đắc lực cho sức khỏe con người.
Hoa Cúc trắng chứa :
– Tinh dầu dễ bốc hơi trong đó có camphor, carvone, camphene, borneol, bornyl acetate, chrysanthenone…
Alkaloids : Stachydrine
– Các alcohol loại triterpene : heliaol, lupeol, taraxerol, cycloartenol..
– Flavonoids như Luteolin, Cosmosin, Acacetin-rhamnosin, Apigenin
– Các acid amin : Choline, adenine..
– Các vitamins : nhiều nhất là B1, E..
Hoạt tính kháng sinh khá mạnh: Tinh dầu cất từ hoa cúc trắng có tác dụng ức chế khá mạnh in vitro các chủng vi khuẩn như: phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tan máu, tràng cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng 209P, các trực khuẩn lỵ Shiga, Sonne, Flexner, trực khuẩn subtilis, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli và trực khuẩn phổi.
Hoạt tính kháng viêm cao: Dịch chiết hoa Cúc trắng, sau khi tinh khiết hóa, đã cho nhiều loại esters acid béo (gần 30 chất khác nhau) và nhiều diol, triol loại triterpene ( 24 hợp chất).
Các hợp chất này được thử nghiệm trên các loại sưng viêm nơi chuột gây ra bằng 12-O-tetradecanoylphorbol-13-acetate (TPA). Kết quả ghi nhận tính chất kháng viêm rất rõ, mạnh hơn cả tác dụng của quercetin.
Dịch chiết Hoa Cúc trị ung thư: Nghiên cứu tại Đại học Nihon, Tokyo (Nhật) ghi nhận 15 chất diol và triol và chất arnidiol trích từ hoa Cúc trắng có hoạt tính diệt tế bào ung thư mạnh.
Cúc không riêng là tri kỉ của người muôn năm trước, cúc vẫn luôn là tri âm của mọi người khi trời se se lạnh, bắt đầu vào thu … Hình ảnh cao quý của cúc luôn đằm thắm, gần gũi trong lòng thi nhân, ẩn hiện trong những giấc mơ lãng mạn qua những áng thơ ca trữ tình diễm tuyệt …
Nếu có thể trở thành một bông hoa
Xin được hóa thân thành hoa cúc trắng
Khép nhẹ khi hoàng hôn tĩnh lặng
Và nhờ dương đánh thức lúc ban mai
Ta đón chào tia nắng sớm khoan thai
Và đón cả những long lanh nước mắt
Hay
Lại bắt đầu mùa thu
Không lẽ gió cũng thở dài như thế
Hoa cúc nở vào say mê cũ
Những chấm lặng rực rỡ dở dang
Đâu chỉ có mùa thu mới nhắc mình buồn……
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất
- hoa cuc
- hoa cúc trắng rừng