Hoa cúc tiềm ẩn một sức sống bền bĩ, một vóc dáng thanh tao, ung dung và điềm đạm. Cúc đem lại những màu sắc tươi mát, rực rỡ tô điểm cho mùa thu vốn thê lương ảm đạm. Cúc như muốn phà hơi thở hồi sinh mầm sống cho tiết trời, gieo niềm hoan lạc cho đời sống và con người trong mọi nghịch cảnh và làm ấm áp lòng người.
- Tên tiếng Anh: Daisy
- Bắt nguồn từ một từ Saxon, day’s eye, có nghĩa là “con mắt ban ngày”.
- Hoa cúc kép : Daisy double – Paquerette double – Bellis hortensis – Affection.
- Hoa cúc đơn : Daisy single – Paquerette simple – Bellis simple – Innocence.
- Hoa cúc dại : Daisy wild – Marguerite des près – Bellis perennis – Do you love me.
Nguồn gốc.
Theo thần thoại La Mã, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumrus, vị thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora, nữ chúa các loài hoa, đã biến cô thành một đóa hoa cúc trắng.
Còn theo truyền thuyết của người Ailen cổ, hoa cúc trắng chính là linh hồn những hài nhi đã chết khi vừa mới sinh ra. Chúa rải hoa cúc khắp núi đồi và thảo nguyên, khắp trần gian để làm vơi đi nỗi buồn của những người cha mẹ ấy. Truyền thuyết giải thích tại sao daisy mang ý nghĩa sự trong trắng – ngây thơ.
Có một câu nói xưa của người Anh bảo rằng mùa xuân vẫn chưa đến cho tới khi bạn có thể đặt bàn chân mình trên 12 bông cúc. Họ cũng cho là, nếu bạn mơ thấy hoa cúc vào mùa xuân hay mùa hè thì tốt, nhưng nếu vào mùa thu hay mùa đông thì lại là điềm chẳng lành. He loves me, he loves me not, he loves me… Nếu một cô gái nhỏ nhắm mắt lại và hái một chùm cúc dại rồi đếm thì số hoa trong chùm hoa đó sẽ là số năm còn lại trước khi cô lấy chồng.
Người ta còn tìm thấy rất nhiều hình những bông cúc trên gốm sư Ai Cập cũng như ở những nơi khác suốt vùng Trung Đông.
“Marguerite”-tên tiếng Pháp của hoa cúc, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt ngọc trai “pearl”. Người ta nói rằng, St. Louis đã khắc hình hoa cúc cùng với hoa diên vĩ (fleur-de-lis) và thánh giá trên chiếc nhẫn của ông. Chiếc nhẫn này, theo lời nhà vua, tượng trưng cho tất cả những gì ông yêu quý nhất : tôn giáo, nước Pháp, và vợ ông – Marguerite.
Bàn về hoa cúc là phải nói đến ngày hội Trùng Dương đã được nhắc nhở nhiều trong Đường thi. Trùng dương còn gọi là “trùng cửu” tức là tiết ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, ngắm hoa uống rượu “cúc hoa tửu”. Đó là thứ rượu ủ với cánh hoa cúc, khi hoa sắp tàn người ta mang nhặt bỏ những cành lá mà chỉ lấy toàn cánh hoa ủ với men rượu và một chút nước, đến năm sau vào đúng ngày Trùng Dương tức là mồng chín tháng chín mới mang ra uống. “Rượu đây vui với bạn đường, nâng ly thưởng hội trùng dương quên đời”,”Trùng dương hẹn lại chốn này, ngắm hoa cúc nở vui thay cảnh đời”. Hoa cúc và ngày lễ Trùng Dương đã là đề tài được nhiều nhà thơ Đường ngâm vịnh.
Ở Việt Nam, hoa cúc được xếp vào tứ quý (Mai, Lan, Cúc, Trúc). Người thời xưa yêu hoa cúc vì nó là loài hoa : “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa”. Lá hoa cúc không bao giờ rụng khỏi cành, dù đã héo quắt. Hoa cúc cũng không chịu rụng, dù héo khô vẫn bám lấy cành như người quân tử suốt đời không rời xa lý tưởng của mình. Trong quốc huy nước Nhật cũng có hình hoa cúc.
Ý nghĩa hoa cúc
“Theo tài liệu sưu tầm, có khoảng 130 loại hoa cúc. Cúc còn mang tên ra Tiết Hoa hay là Nữ Tiết. Cúc chờ lạnh đến mới nở, vùng nào lạnh sớm hoa sẽ nở sớm, lạnh muộn thì hoa nở muộn. Giống cúc vàng thích khí lạnh hơn hết. Ở những xứ ấm trời, hoa cỏ nở một cách tạo tác vô thời, chỉ riêng hoa Cúc là biết kỷ luật.
Hoa cúc tượng trưng cho tháng thứ chín mỗi năm, mang ý nghĩa niềm vui và hạnh phúc, là biểu tượng của sự sống. Hoa cúc tượng trưng cho một cuộc sống thuận lợi từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc.
Thật ra hoa cúc có rất nhiều loài, hoa cúc tượng trưng cho tháng thứ chín mỗi năm là nói về sự “hoàn mỹ” của hoa cúc, nét đẹp của hoa cúc vào mùa thu; thật sự chúng ta có thể nhìn ngắm hoa cúc từ lúc bắt đầu của mùa xuân, khi tiết trời trở nên ấm áp ta sẽ thấy từng loài cúc vươn mình ra khỏi lòng đất khoe sắc cùng đất trời; như chúng ta thường nghe một câu nói xưa của người Anh bảo rằng mùa xuân vẫn chưa đến cho tới khi bạn có thể đặt bàn chân mình trên 12 bông cúc…
Hoa Cúc có những màu chính là vàng (hoàng), trắng (bạch), tím (tử) và hồng (cũng được gọi là hồng). Lại còn có những thứ tạp sắc, cánh trước một màu, đằng sau mang một màu khác hay là nửa bên trái và nửa bên phải khác nhau (Uyên Ương Cúc). Hoàng Cúc tức Cúc Vàng có đến 34 loại, vài giống quý có nhiều tên đẹp như: Kim Trân, Dạ Quang Châu, Lạc Hà Hoàng. Ngự Bào Hoàng, Trầm Hương Quản , Hoàng Kim Tháp, Hoàng Yến, Vạn Thọ, Kim Tiền v.v..”
Mỗi loại hoa cúc khác nhau đã tự mang cho mình một ý nghĩa đặc trưng riêng của ngôn ngữ tình yêu, như:
- Hoa cúc trắng: ngây thơ và duyên dáng.
- Hoa cúc tây: chín chắn, tình yêu muôn màu.
- Hoa cúc đại đoá: lạc quan trong nghịch cảnh.
- Hoa cúc tím (thạch thảo): nỗi lưu luyến khi chia tay.
- Hoa cúc vàng: lòng kính yêu quý mến, nỗi hân hoan.
- Hoa cúc vạn thọ: sự đau buồn, nỗi thất vọng.
- Hoa Cúc zinnia: nhớ đến bạn bè xa vắng.
Hoa cúc tiềm ẩn một sức sống bền bĩ, một vóc dáng thanh tao, ung dung và điềm đạm .
Cúc đem lại những màu sắc tưoi mát, rực rỡ tô điểm cho mùa thu vốn thê lương ảm đạm.
Cúc như muốn phà hơi thở hồi sinh, mầm sống cho tiết trời, gieo niềm hoan lạc cho đời sống và con người trong mọi nghịch cảnh, làm ấm áp lòng người.
Hoa cúc trong y học.
Tác dụng trị bệnh đường hô hấp: Trong một thử nghiệm tại Nhật trên 1000 bệnh nhân về tác dụng của Cúc vàng trong việc ngừa cảm, ghi nhận những người uống nước sắc hoa cúc vàng mỗi tuần một lần, có thể giảm được13.2 % những cơn cảm lạnh (so với năm trước đó). Khi thử nghiệm trên 119 trường hợp sưng phổi kinh niên, 38 % giảm được các cơn bệnh (so với nhóm đối chứng).
Người Assyria dùng hoa cúc để chữa một số bệnh về mắt. Họ cũng tin rằng, nếu bạn nghiền hoa cúc và trộn chúng với dầu rồi quét lên tóc sẽ làm cho tóc muối tiêu đen trở lại.
Có thể bạn chưa biết.
Có một loài hoa cúc rất đặc biệt đó là “Cúc vạn thọ sôcôla”. Nếu ai đã từng đến Mexico sẽ có dịp chiêm ngưỡng loài hoa đã tuyệt chủng trong tự nhiên này.
Loài hoa này còn có tên gọi khoa học là Cosmos Atrosanguineus với sắc màu đỏ xẫm tới nâu . Bạn chỉ có thể tìm thấy loài hoa này ở Mexico. Đáng tiếc, loài hoa này đã tuyệt chủng trong tự nhiên từ hơn 100 năm qua. Mặc dù ngày nay chúng mình vẫn được ngắm vẻ đẹp của cúc vạn thọ chocolate, nhưng đó chỉ là thành quả của công nghệ nhân giống và không có khả năng sinh sôi.
Giống cúc vạn thọ đặc biệt này được tái tạo vào năm 1902. Hoa của nó có đường kính khoảng 3 tới 4cm. Đây là loài hoa có mùi hương thơm vô cùng dễ chịu, và dường như được pha trộn của vani, cà phê và cacao. Đồng thời, đây cũng là loại cây cảnh trang trí tuyệt vời.
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất
- ý nghĩa hoa cúc
- y nghia hoa cuc trang