Cái tên hoa lồng đèn phần nào đã miêu tả được hình dáng đặc trưng của loài hoa này, cành hoa dài cả thước, đơm nhiều bông to, cánh trắng, giữa màu đỏ đậm, hình dạng hệt như một đèn lồng công nghiệp treo cao.
Nếu ngắm kỹ hơn, bạn có thể thấy hình ảnh của một vũ nữ đang múa vũ điệu ba lê rất quyến rũ. Ngoài ra, hoa lồng đèn có nhiều tên gọi thông dụng khác như bông hồng xứ Castle, phu nhân sành điệu, áo dạ hội,… Với hình dáng đặc biệt như vậy, hoa lồng đèn thường được trồng thành giàn cao hoặc cho vào chậu hoa treo rủ để trang trí nội thất. Trong ngôn ngữ của loài hoa, hoa lồng đèn biểu hiện sự nồng nhiệt và ám chỉ yêu với tất cả trái tim.
Hoa hoa lồng đèn hay hoa đăng, còn có tên khác ở Mỹ là hoa bông tai công nương (ladies eardrops) vì hoa rực rỡ, dáng bông tai lòng thòng xuống đất. Màu sắc thay đổi từ trắng, đỏ hồng, tím hay pha lẫn lộn giữa các màu này. Cây cao khoảng 30cm – tán rộng khoảng 30cm.
Đặc biệt ở hoa lồng đền là chịu ảnh hưởng với ánh sáng rất lớn:
Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang kì tính. Nhỏ hơn 475 footcandle, cây sẽ có quang tính trung lập. Muốn có cảm quang tối hảo vào ngày dài cần 900 footcandle.
Hoa lồng đèn rất ưa ánh sáng gián tiếp, chỉ cần đặt cây ở cạnh của sổ, nó có thể khuếch tán ánh sáng đủ cho cây quang hợp và phát triển.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến cây lồng đèn:
Nhiệt độ thích hợp cho cây tăng trưởng là 20-26 °C. Dưới 15 °C hay trên 30 °C là cây mọc yếu.
Mùa hè, khi nhiệt độ lên quá 30°C, cây bước vào thời kỳ ngừng sinh trưởng, ở mức 35°C cây sẽ bị khô héo và chết, cần thực hiện các biện pháp che nắng, thông gió, phun nước để làm giảm nhiệt độ. Mùa đông, khi nhiệt độ xuống mức 5°C, cây sẽ ngừng sinh trưởng và dễ phát sinh bệnh do giá lạnh, vì vậy khi nhiệt độ xuống mức 10°C vào mùa thu đông cần đưa cây vào nhà và cần phải giữ nhiệt độ phòng không được xuống quá thấp.
Cách trông hoa lồng đèn:
Cắt cành lá cây gốc đem trồng tốt hơn cành ra hoa. Muốn cây chỉ ra lá cành thì dùng ngày ngắn (ít hơn 12 giờ ánh sáng) và giữ nhiệt độ dưới 21 0C. Cắt cành ngọn dài 7-8 cm với 2 hay 3 cặp lá trưởng thành sau đó đem cắm ở môi trường ráo nước có PH 6-6,5. Khi đang mọc rễ, giữ môi trường nhân giống ở nhiệt độ 20-22°C. Khoảng 3 tuần, cây sẽ mọc rễ. Sau thời gian 60 ngày cành dăm đã có rễ mạnh, đem ươm tiếp vào chậu hoặc bầu nylon cho tăng trưởng thêm. Khi cây có 4-5 cặp lá thì bấm ngọn. Tiếp theo vài tháng sau cây trưởng thành thêm thì bắt đầu cho hoa.
Chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng cho cây:
Cây luôn cần ẩm ướt, lưu ý nhiều về tưới tiêu.
Hoa lồng đèn cần nhiều phân bón. Tưới phân lỏng liên tục gồm 250-300ppm nitrogen (đạm) và potassium cho kết quả tốt ở môi trường không đất. Vào thời kỳ cây ra nụ, mỗi tuần nên bón 1 lần. Mùa hè, vẫn cần bón phân cho gốc mới, để đảm bảo duy trì khả năng nở hoa. Đối với những gốc cây già lâu năm đang trong thời kỳ ngừng sinh trưởng thì nên ngừng bón phân. Mùa đông tốt nhất nên bón phân tổng hợp hoặc phân bón mỏng.
Phòng chống sâu bệnh:
Kẻ thù lớn nhất của hoa lồng đèn là bướm trắng nhất, rầy mềm (Aphids) làm quăn lá và cũng làm cây trồng hư hại lớn. Ngoài ra còn có bù lạch (Thrips), rệp bột (Mealy bugs) nhện đỏ (Spider mites)rệp vảy (Scales). Chỉ cần sử dụng thuốc là điều trị được.
Làm cây thoáng khí, khoảng cách thích hợp và giữ gìn vệ sinh cây tốt đẹp là phương pháp ngừa trừ bệnh do nhiều loài khuẩn Pythium gây ra khi môi trường trồng quá ẩm ướt.
Ngắm hoa lồng đèn cũng như ngắm cả trăm nàng cung nữ đang nhảy múa trong nắng xuân, bao nhiêu căng thẳng sẽ biến mất, làm cho đầu óc thảnh thơi. Nếu trước nhà bạn có một giàn hoa lồng đèn thì đó quả là một điều tuyệt vời phải không nào?
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất
- cach cham soc hoa long den
- hoa long den
- hoa lồng đèn mấy tháng cho hoa
- đèn leo thấp sáng cho hoa cúc
- BÓNG BAY LỒNG HOA VÀO TRONG
- cay thuoc QUY hon vang cây lồng đèn
- Hoa den long
- trong hoa long den