Màu vàng vốn được coi là màu của hoàng gia, của quý tộc, nhưng màu vàng của hoa Dã quỳ lại là một thứ màu vàng dân dã, dễ đi vào mắt người. Một màu vàng của thiên nhiên ấm áp, mộc mạc.
Lên Đà Lạt những ngày cuối năm, bạn sẽ được ngắm nhìn những đường hoa Dã Quỳ rực rỡ ở các con đường cửa ngõ vào thành phố, đường vào Thung Lũng Vàng hay đoạn đường ở ga xe lửa. Những bông hoa vàng rực như những “ông mặt trời” nhỏ có sức sống mãnh liệt này còn gắn với câu chuyện về tình yêu đẹp nhưng buồn về tình yêu đôi lứa và lòng chung thủy.
Hoa Dã quỳ hay còn gọi là cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương dại, hướng dương Mexico, cúc Nitobe. hiện nay phân bổ rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới, chẳng hạn như Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi.
- Là một loài thực vật trong họ Cúc (Asteraceae) có nguồn gốc tại Mexico..
- Danh pháp khoa học: Tithonia diversifolia
- Tên khoa học của hoa dã quỳ: Tithonia diversifolia.
- Tên tiếng Anh: Wild sunflower.
Ở Việt Nam, dã quỳ đã được người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng nhờ hạt dễ phát tán, cây dễ trồng nhờ giâm cành nên loài cây này dần đã chiếm lĩnh các nơi hoang dại ở khắp Tây nguyên. Tên dã quỳ xuất hiện trên văn chương từ thập niên 1970, trước đó người ta gọi nó là sơn quỳ. Dã quỳ cũng đã được sử dụng làm biểu tượng chính cho lễ hội hoa Đà Lạt tháng 12 năm 2005.
Dã quỳ thường ra hoa vào mùa đông, vàng rực cả triền đồi và thảo nguyên. Loài cây này có thể coi như là một loài cây báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô, khi hoa dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến rất gần.
Hoa dã quỳ đóa lớn nhiều cánh bung tròn, mỗi hoa thường có 13 cánh, tỏa tròn to khoảng 8 – 10 cm, cánh hoa màu vàng rực, nhụy căng tròn, tràn đầy sức sống, tỏ ý kiêu hãnh không bao giờ chịu khuất phục, tượng trưng cho một tình yêu chung thủy bền lâu.
Nó vừa giống hoa cúc, vừa có nét của hoa hướng dương.
Tuy nhiên không như hoa cúc vàng sang trọng hay hoa hướng dương vạm vỡ, hoa dã quỳ là một sự dung hòa giữa hai loài hoa này.
Ý nghĩa hoa Dã quỳ:
- Dã quỳ là loài hoa tràn đầy sức sống biểu tượng cho tình yêu chung thủy, mãnh liệt.
- Tỏ ý thán phục, yêu mến và quý trọng
- Tỏ ý kiêu hãnh không bao giờ chịu khuất phục
- Trong số 12 loài hoa được coi là biểu tượng cho 12 tháng trong năm, hoa dã quỳ hay hoa cúc vàng “cầm tinh” cho tháng 11
Mặc dù có ý nghĩa và có một vẻ đẹp kiêu sa, lãng mạn như vậy, nhưng người đời lại không dùng hoa Dã quỳ để tặng nhau trong ứng xử giao tiếp và cũng không dùng hoa Dã quỳ để trao tặng cho nhau trong tình yêu, mà chỉ khao khát được chiêm ngưỡng, ngắm nhìn, khen tặng và tiếc nuối cho một vẻ đẹp đến mê hoặc lòng người của một loài hoa dại.
Tại Nhật Bản, do có vị đắng đặc trưng, nó được sử dụng để gây sốt nhằm chống lại ngộ độc, mặc dù không được sử dụng cho các mục đích y học trực tiếp.
Tại Mexico, nó được sử dụng để chữa bong gân, gãy xương, các vết thâm tím và các vết giập.
Tại miền nam Trung Quốc nó được sử dụng để chữa trị một số bệnh về da (như bệnh nấm bàn chân), ra mồ hôi trộm ban đêm, cũng như trong toa thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận gan, thuốc chữa bệnh vàng da và viêm bàng quang.
Tại Đài Loan, dã quỳ được bán như một loại trà để cải thiện chức năng gan
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất
- ý nghĩa hoa dã quỳ
- nguồn gốc hoa dã quỳ