Bí quyết trồng hoa mộc lan đẹp, quyến rũ, thơm nồng nàn

Dạo quanh chợ hoa ngày tết, bất chợt nhìn thấy một đám người vây quanh một chậu mộc lan, họ trầm trồ khen ngợi và không khỏi ngạc nhiên khi thấy loài hoa lạ lại được bán vào dịp tết như thế này. Một số người chơi hoa chuyên nghiệp thì không lấy gì lạ lẫm, bởi Hoa mộc lan xưa nay đã nổi tiếng đẹp lộng lẫy, kiêu sa, lẽ ra thường ra hoa vào giữa hè đến đầu thu, tuy nhiên khi du nhập về Việt Nam cây đã được thuần hóa nên ra hoa và mùa xuân. Chính vì vậy mà mộc lan được bán vào dịp Tết cho người chơi hoa cảnh.

moc-lan-trang

Hoa mộc lan trắng

Cây hoa mộc lan thân gỗ cứng, nhành cao, lá bóng dày mướt và rất lớn. Cây mộc lan có lá to và dày như lá bàng. Một mặt lá màu xanh bóng láng, mặt kia có lông tơ phấn. Mùa đông cây hoa mộc lan rụng hết lá, mùa xuân từ những đầu cành nở rộ những cánh hoa lớn như hoa sen, vươn thẳng lên trời.

Từ khi hoa mộc lan được nhân giống thành công ở Việt Nam, tôi đã nghiên cứu rất nhiều, thậm chí là trồng thử vài chậu, sau đó rút ra những kinh nghiệm như sau:

Trồng cây:

Chọn nơi có ánh nắng chiếu vừa đủ, không quá nắng. Do mộc lan có lá lớn nên mất nước nhanh nếu nơi quá nắng nóng.

Cây ưa đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoáng gió, thoát nước tốt. Khi trồng cây bạn nên quây bồn hoặc cao cách mặt đất tối thiều 5cm để chống úng, tránh bộ rễ bị tổn thương. Công thức đất sử dụng trồng cây mộc lan 3 trấu hun (hoặc phân mùn ủ mục) + 5 đất thịt sạch + 2 sỉ than (đập hạt nhỡ, sàng bỏ bột sỉ) + phân đầu trâu 20 – 10 – 10 (3kg/khối hỗn hợp trên).

Khi trồng một cây con trong chậu xuống đất, nên đào một lỗ lớn hơn so với đường kính gốc 2 – 3 lần. Sau khi trồng bón thêm phân hữu cơ giàu dinh dưỡng như phân mùn hoai mục, phân chuồng… Nếu thấy lá cây chuyển màu vàng thì bón thêm phân bón giàu lưu huỳnh và sắt.

moc-lan-tim

Một đặc điểm nguyên thủy khác của các loài mộc lan là chúng không có đài hoa và cánh hoa tách biệt.

Chăm sóc:

Mộc lan thuộc cây thân gỗ nên nhu cầu nước tưới vừa phải, khi bạn thấy mặt chậu hay mặt đất se khô thì tưới với lượng vừa phải  tùy thời tiết và kích thước cây. Khi cây rụng lá thì hạn chế tưới.
Chúng ta nên quét vôi vào thân cây để tránh bị sâu đục thân.

  •  Mới trồng: giữ ẩm đều, tưới nước hàng ngày, cắt lá héo, chống cây tránh gió lay.
  • Cây đã bắt rễ: Làm tươi xốp đất, tưới nước ít: 2-3 ngày 1 bát nước. Sau 3 tháng cây đã lên lá xanh thẫm, lên nhiều cành dài hơn 15cm tiến hành bón phân, lân. loại phân phổ biến: NPK-10-12-10. Bón phân hữu cơ: đỗ tương nghiền, phân vi sinh..v.v.
  • Cây ra hoa: tăng tưới nước, giữ ẩm đều để hoa được căng và giữ được lâu.
  • Cây rụng hoa: dọn hoa héo, cắt tỉa lá, cành cho cây phát lộc mới.
  • Tỉa cành: loại cây hoa mộc lan trắng không cần phải tỉa cây quá nhiều bởi cành và lá phát triển khá đồng đều. Nếu bạn muốn tỉa cành và tạo dáng thì nên uốn và tạo dáng cho cây trước thời gian lá bị rụng nhiều.
hoa-moc-lan-tren-nuoc

Hoa mộc lan tím

Có thể bạn chưa biết?

Ngoài ra thân, lá, hoa mộc lan còn nhiều công dụng làm thuốc: Nụ hoa mộc lan sắc uống, pha chế như loại thuốc bổ. Hoa trị viêm mũi, viêm xoang, đau bụng kinh, bí tiểu. Có một điều mà ít người chơi hoa biết được rằng bên cạnh việc trang trí không gian nhà ở, người ta còn sắc cánh hoa để pha trà uống như một loại thuốc bổ. Người Trung Quốc sử dụng hoa để điều trị viêm xoang, làm thông mũi, bạch đới,…. Và đặc biệt cây còn có thể dùng chữa đau bụng kinh cho chị em phụ nữ.

Hương mộc lan rất thơm nên còn được ưa chuộng chiết xuất nước hoa.

Gỗ của cây được ưa chuộng đóng thuyền, ca nô lớn, vật liệu nội thất

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất
  • bán cây hoa mộc lan
  • cách làm hoa mộc lan bằng giấy nhún
  • hoa moc lan dep
  • hoa mộc liên

Có yêu cầu hay góp ý thì bình luận bên dưới nha!